“Kẻ thù lớn nhất của phụ nữ chính là phụ nữ”

0 No tags Permalink

Đây là bài trả lời phỏng vấn cho Instarfish, một tổ chức bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ của mấy em sinh viên ĐH ở HN. Do một số bạn không tìm được website nên post lại ở đây, chỉ để chia sẻ, không dám dạy dỗ ai vì khổ chủ cũng đâu có perfect gì!

“Kẻ thù lớn nhất củaphụ nữ chính là phụ nữ với những rào cản đôi khilà tự đặt ra cho chính mình, điều đầu tiênmà phụ nữ cần làm là tự chịu trách nhiệm với bạn thân”,PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh chia sẻ trong cuộc trò chuyện với InStarfish.

“Đến Đại học Ngoại thương Hà Nội trong một buổi sáng mưa đầu hạ cho bài phỏng vấn kỳ này của Phụ nữ 2.0, tôi đã chuẩn bị một list với gầnchục câu hỏi. Vậy mà cuối cùng buổi trò chuyện đi theo hướng khác, mà tôi nghĩlà thú vị hơn.

Đọc bài phỏng vấn này xong, chắc bạn sẽ không biết được “profile” nhân vật nhưnhững kỳ trước của Phụ nữ 2.0 đâu. Thay vào đó, “Phụ nữ 2.0” trở lại với những chia sẻ, quan điểm thú vị và sâu sắc về phụ nữ, gia đình và công việc dưới conmắt của một người đi trước, một nhà giáo – PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh.

Ai đưa nàng Lọ Lem đến gặp Hoàng tử?

InStarfish: Theo PGS, đâu là rào cản lớn nhất cản trợ sự phát triển cả nhân của người phụ nữ?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh: Có lần tôi đã từng chia sẻ trên Facebook cánhân bài viết có nói đề cập tới việc ai đã đưa nàng Lọ Lem đến gặp hoàng tử

(http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&News=2762&CategoryID=6).

Dì ghẻ thì cấm, cô Tiên chỉ cho thời hạntrước 12h đêm.Trên thực tế, Lọ Lem mới chính là người quyết định số phận củamình.

Xã hội có không ít những người phụ nữ ngồi khóc vì không theo đuổi được chàng hoàng tử hay giấc mơ của mình. Họ “xin phép” người này người kia để làm điều họ muốn; không được thì họ đổ lỗi. Nhưng chính họ có cho họ quyền lựa chọn hạnh phúc không cơ chứ?

Thế nên kẻ thù lớn nhất của phụ nữ chính là phụ nữ với những rào cản đôi khi là tự đặt ra cho chính mình. Điều đầu tiên mà phụ nữ cần làm là tự chịu trách nhiệm với bản thân.

Người xứng được tự do mới được tự do. Người xứng được bình đẳng mới được bình đẳng.

InStarfish: PGS nghĩ thế nào về sự cân bằng giữa công việc và đời sống riêng tư?

PGS.TSNguyễn Hoàng Ánh: Bản chất của cân bằng là sự hi sinh. Anh đồng ý dành thời gian cho việc này tức là trong khoảng thời gian đó, anh nói “không” với những việc khác. Tôi cũng cho rằng tự nhiên người phụ nữ sinh ra đã phải hi sinh nhiều hơn.Có điều hãy để người phụ nữ lựa chọn.

Hồi tôi học ở Ý, cô giáo dạy tiếng Ý cho tôi nguyên là một ThS chuyên ngành Ngôn ngữ học, thông thạo tiếng Latin và tiếng Trung Quốc. Cô từngnhiều năm sống ở nước ngoài làm phiên dịch cho các Đại sứ quán. Nhưng sau khi lập gia đình, cô chấp nhận ở nhà làm nội trợ và chăm sóc hai đứa con, chỉ thỉnh thoảng đi dạy tiếng cho những lớp ngắn hạn. Khi tôi hỏi tại sao bà lại chọn ở nhà thì bà bảo chồng bà chưa bao giờ yêu cầu, mà bà thấy như vậy tốt hơn cho gia đình. Vì đó là quyết định của riêng bà nên dù phải hy sinh, bà vẫn thấy vui vẻ về điều đó.

Tâm thức nô lệ và khuôn mẫu xã hội

InStarfish: Nói về đời sống gia đình, chuyện chồng con, cân bằng cuộc sống – Phải chẳng vẫn còn là chuyện xa vời với sinh viên?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh: Cuộc đời mỗi con người gồm 2 phần: đời tư và sự nghiệp. Mức độ ưu tiên cho mỗi phần phụ thuộc vào mỗi người.

Nếu một người học đại học rồi chọn ở nhà nuôi con, chăm chồng,điều  đó không có gì xấu. Nội trợ cũng là một nghề và cũng cần trình độ như cách chi tiêu, dạy con học, nấu nướng.Một người phụ nữ thông minh làm nội trợ cũng giỏi hơn.

Tuy nhiên chẳng phải sự thông minh đó được áp dụng vào nhiều công việc khác sẽ tốt hơn sao? Ngoài ra có một rủi ro là tỉ lệ ly hôn đang ngày càng tăng, một khi chuyện đó xảy ra thì người phụ nữ sẽ ra sao? Ở nước ngoài luật quy định người chồng sau khi ly hôn phải cấp dưỡng cho vợ, nhưng ở VN thì cấp dưỡng cho con còn không đủ, nói gì đến cho vợ! Vì thế người phụ  nữ cũng cần có thu nhập riêng, có vị trí trong xã hội để không quá lệ thuộc vào người đàn ông.

Các nữ sinh nên ý thức sớm về vấn đề này để tìm ra mình thực sự  muốn làm gì và ưu tiên vấn đề gì. Còn đừng bảo em đi làm, bỏ việc để lấy chồng rồi 10 năm sau quay lại tìm việc. Quên đi! Đấy là còn chưa kể nhiều trường hợp phụ nữ khi đi học thì ý thức tự lập, khao khát bình đẳng  rất cao, nhưng ra khỏi cổng trường mất ý thức ngay vì tâm thức nô lệ và khuôn mẫu xã hội khi từ nhỏ đã được áp đặt cho con gái.

Người nô lệ khi được trao tự do vẫn sẽ cư xử như một người nô lệ.
InStarfish: Ai là người ảnh hưởng nhiều nhất đến PGS trong suy nghĩ về phụ nữ, gia đình và công việc?

PGS.TSNguyễn Hoàng Ánh: Người đầu tiên có tác động lớn đối với tôi là bố. Từ nhỏ bố tôi đã dạy người phụ nữ bình đẳng như nam giới.Mặc dù ông có tư tưởng nhưng không có thực hành (cười).

Bố khuyên khích tôi đi học, đi thi, “bơi” với các thành tích và tin rằng những gìnam giới làm được thì phụ nữ cũng làm được, chỉ lưu ý tôi về một số đặc tính tự nhiên của phụ nữ như chuyện sinh con đẻ cái…

Ngày xưa các cụ có câu: “Ví đây đổi phận làm trai được/ Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”. Càng ra nước ngoài tôi càng thấy sao phải thế. Nam nữ có thể hoàn toàn bình đẳng mà. Hơn nữa, phụ nữ có rất nhiều “trò” thú vị hơn nam giới như thời trang, make-up, sinh con…; Phụ nữ cũng tinh tế hơn, sống thú vị hơn, tội gì đổi làm trai cho thiệt! (cười)

Một trong những người làm tôi suy nghĩ  khác là bà giáo ngườiÝ. Hồi đó khi quyết  định ra nước ngoài học, bỏ lại chồng conở  nhà, tôi thấy rất áy náy. Mặt khác mình lại là người rất muốn tự do, thành ra đôi khi không biết cân bằng thế nào. Nhờ câuchuyện của bà giáo đó, tôi nhận ra dù chọn ở nhà cũng vẫn rất tự chủ, dù ở nhà nấu cơm cho chồng con cũng không mất tự do bởi đó là lựa chọn của tôi.

3 yếu điểm lớn nhất của người trẻ

InStarfish: Là người làm giáo dục lâu năm, PGS thấy vấn đề mà nhiều bạn trẻ ngày nay hay gặp phải nhất là gì?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh: Có câu: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Vì thế dù là nam hay nữ lãnh đạo thì trước khi lãnh đạo người khác, phải biết lãnh đạo, trau dồi bản thân. Một lãnh đạo tốt chỉ có thể yêu cầungười khác làm những gì bản thân anh ta muốn làm, không thể ép người ta làm những chuyện anh không thể/không muốn làm, sẽ không thành công. Dù việc anh yêu cầu có thể có lúc làm được, lúc không, nhưng đó phải là điều anh ta thực sự muốn làm.

Tôi thấy đa phần người trẻ ngày nay có 3 yếu điểm lớn nhất như sau:

1/ Tính“chiến đấu” thấp hơn, ngại khó, thích ăn sẵn. Ngày xưa khi tôi làm luận văn phải “vò đầu bứt óc”, sao cho nói lên đúng ý của mình. Nhưng sinh viên bây giờ phần nhiều chỉ thích copy, paste, không có ýtưởng của mình.

2/ Nhiềubạn trẻ bây giờ có cái tôi quá lớn. Ngạn ngữ có câu: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta”. Nhưng nhiều bạn thấy bị chê một chút là “mặt nặng mày nhẹ”. Thế thì làm sao khá lên được!

3/ Một vấn đề nữa là các em thiếu  niềm đam mê đạt tới sự hoàn hảo, tức là dù làm bất cứ việc gì cũng cần gắng đạt đến sự xuất sắc nhất có thể. Dù các em có thích việc đó hay không nhưng đã nhận làm thì phải làm hết long, tốt nhất có thể! Ví dụ nhiều sinh viên phàn nàn kêu ca không thích chương trình học tại trường này trường kia… Tôi bảo không ai mời các em thi vào đó! Đó là sự lựa chọn của em và đã lựa chọn thì phải chấp nhận cả thứ em thích và không thích. Việc này cũng giống như khi yêu một người vậy, nếu em yêu người ta thực sự thì phải yêu cả mặt xấu và tốt của người ta! Chỉ có như vậy mới là tình yêu thực sự.

InStarfish:Cảm ơn PGS.TS rất nhiều!

khi nhận bằng Phó GS năm 2008!

khi nhận bằng Phó GS năm 2008!

Vui cùng cháu ngoại

Vui cùng cháu ngoại

alt :

No Comments Yet.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *