10 ngộ nhận về giáo dục

0 No tags Permalink

Do số phận đưa đẩy, mình sinh ra trong mộtgia đình ba đời làm giáo viên. Vì vậy, từ thuở nhỏ mình đã phải hít thở khôngkhí của nghề giáo, nghe hết các chuyện thâm cung bí sử của các trường. Cả đờimình gắn bó chặt chẽ với ngành giáo dục với tư cách học sinh, sinh viên, giáoviên rồi phụ huynh. Mình có dịp quan sát cả giáo dục ở những nước khác, qua đó,mình có thể thấy xã hội VN đã ngộ nhận quá nhiều về giáo dục. Và còn ngộ nhậnthì giáo dục còn chưa thể hy vọng có cải thiện. Và sau đây là những ngộ nhậntheo mình là phổ biến và nguy hại nhất:

1.       Chỉ đến trường mới là được giáo dục:nhầm, giáo dục có hai loại. Giáo dục chính thức ở nhà trường và giáo dục khôngchính thức ở gia đình và xã hội. Cả hai hình thức đều quan trọng như nhau đối vớisự hình thành nhân cách của con người và cả cuộc đời của bạn. Thậm chí giáo dụcở gia đình và xã hội còn quan trọng hơn nhiều so với giáo dục ở nhà trườngtrong việc dạy kỹ năng sống và hình thành nhân cách.

 

2.        Nhà trường và giáo viên phải chịu trách nhiệm100%về kết quả học tập của học sinh.

Nhầm! Học sinh chỉ ởtrường khoảng 5- 8h/ngày, thời gian còn lại là gia đình và xã hội, đấy mới lànơi các em thực sự sống và thể hiện bản thân. Vì vậy, nếu không có một động lựchọc tập đúng đắn, không được gia đình và xã hội tạo điều kiện khuyến khích,không học sinh nào có thể học tốt.

 

3.        Kiến thức qua đi nhưng bằng cấp thì còn lại,vì vậy, bằng quan trọng hơn kiến thức.

Nhầm to! Bằng cấp may lắmchỉ mở được cánh cửa việc làm cho bạn, còn kiến thức và kỹ năng mới giúp bạn tồntại trong cuộc đời. Thực tế sẽ nhanh chóng bóc trần bản chất kiến thức của bạnvà bạn sẽ phải đối mặt với sự xấu hổ ê chề khi tiếp xúc với những đồng nghiệphàng ngày.

 

4.        Việc học là quan trọng nhất với con trẻ.Đểchúng có thể chuyên tâm học đạt điểm số cao nhất, không nên bắt chúng làm việcnhà. Những chuyện ấy không quan trọng, khi lớn chúng tự khắc biết làm hoặccó thể thuê người làm.

Đâylà nhầm lẫn kinh khủng nhất vì mục đích của việc sinh ra trên dời của mỗi conngười là để được làm người, không phải để trở thành cái máy. Một con người dù cốgắng đến mấy cũng không thể thu thập được nhiều kiến thức bằng một cái máy tínhcỡ trung bình. Nhưng cái làm con người hơn máy tính là tự mình hành động. Việctước mất của trẻ con khả năng tự lo cho bản thân, tự sống trên đời là tước điquyền được sống như người của chúng. Chưa kể sự bất lực ấy sẽ bắt chúng cả đờiphụ thuộc vào người khác, ví dụ dù có tiền thuê oshin nấu ăn thì oshin Việttoàn chém to kho mặn, người có giàu mà trông vào sự chăm sóc của oshin, cả đời sẽchỉ được ăn như oshin thôi, có tiền để làm gì? Nữ hoàng Anh thỉnh thoảng vẫn tựtay nấu ăn cho gia đình, vì sao con chúng ta không làm được?

 

5.        Việc được vào học những trường danh giá sẽcó thể thay đổi đứa trẻ hoàn toàn. Vì vậy, đó chính là khoản đầu tư cần thiết đểđảm bảo con bạn có tương lai tươi sáng.

Không phảibỗng dưng giáo dục được gọi là trồng người, vì nó cũng tương tự trồng cây, córa hoa trái ngọt không phụ thuộc vào: 1/Giống cây trồng; 2/Thổ nhưỡng.

Câyôn đới mà trồng ở xứ nhiệt đới thì dù có chăm sóc đến mấy cũng không thể cho quảngọt. Việc cho con học trường nào phụ thuộc vào khả năng của đứa bé và vào điềukiện cụ thể của trường. Mình từng biết những bố mẹ chạy chọt cho con vào trườngchuyên lớp chọn nhưng con không theo được, cuối cùng bị trầm cảm, rất đángthương. Hãy để con cái có được môi trường giáo dục phù hợp với năng lực và sởthích của con, như vậy con mới có thể phát triển bình thường.

 

6.        Điểm số là mục đích chính cho việc học tập:

Từnglà học sinh giỏi rồi là giáo viên lâu năm, mình nhận thấy điểm số chỉ có tínhtương đối vì nó chỉ đánh giá sự tuân thủ của trẻ với hệ thống cho điểm hiệnhành. Những trẻ có cá tính thường không đạt điểm cao nhưng ra đời lại thành đạtnhiều hơn những trẻ ngoan. Và mỗi con người đều có những ngăng lực riêng có cầnđược tôn vinh. GS Hồ Ngọc Đại đã nói, “Một đứa trẻ học giỏi toán đáng được đềcao thì những đứa trẻ chăm quét nhà cũng nên được khen”[1],nhờ vậy ông mới góp phần đào tạo được những tài năng như Ngô Bảo Châu.

Mìnhcó dịp làm việc với một nữ giáo sư người Việt ở Canada, rất năng động và thôngminh. Cô từng là bạn học của một giảng viên FTU, luôn kể là cô này học rất giỏi,điểm luôn cao hơn cô nhiều nên thi đỗ ngay vào Đại học Ngoại thương còn cô chỉđỗ vào trường Đại học Ngoại ngữ, rất tủi thân. Nhưng cô học tốt nên có học bổngđi học ThS và TS ở nước ngoài rồi thành giảng viên ở Canada. Thời điểm ấy cô bạnở trường tôi vẫn chưa có bằng TS và tất nhiên cơ hội phát triển thua xa ở Canada!Mìnhi bảo: “Thôi, em đừng tiếc không vàođược Ngoại thương nữa, vì nếu vào được thì bây giờ em chưa chắc đã có nổi bằngTS Việt Nam”!

 

7.       Đại học là con đường tốt nhất để mở cánh cửavào đời: Đây chính là hậu quả của việc sính bằng cấp, di sản tồi tệ củatư tưởng Sĩ Nông Công Thương, coi người đi học là quan trọng nhất trong xã hội.Xã hội có rất nhiều nghề nghiệp, nhiều cơ hội cho mọi khả năng, mọi trình độ.Không có nghề nghiệp nào vinh quang và cũng không có nghề nghiệp nào thấp hèn,chỉ có người làm nghề vinh quang hay thấp hèn. Một người quét đường tử tế còncó chỗ đứng trong đời vững chắc hơn một ông TS tồi. Người xưa từng nói: “Khi cánh cửa này khép lại, một cánh cửa khácsẽ mở ra”, TS Nguyễn Phương Mai, tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng “Tôilà một con lừa” và ‘Con đường Hồi giáo” năm 18 tuổi đã trượt Đại học, thay vìtuyệt vọng cô đã chọn vào Cao đẳng Ngoại ngữ rồi đi làm báo và bây giờ là giảngviên trường ĐH Amsterdam.

Ở nướcngoài, sinh viên thường được khuyến khích tham gia các hoạt động xã hội chứkhông chỉ chú tâm vào học. Nhiều em còn nghỉ học 1 năm trước hoặc trong khi họcĐH để đi làm, đi du lịch, đi thiện nguyện lấy kinh nghiệm trước khi bước vào đời.Nhưng bố mẹ Việt mà nghe vậy chắc nhiều người ngất!

Chínhvì vậy ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em đã định hình được con đườngđi của mình, đóng góp tích cực cho xã hội, thậm chí lên tiếng phản biện nhưsinh viên Czech năm 1990 hay sinh viên Hongkong năm 2014. Còn sinh viên Việtnam vì vẫn còn đang chờ bố mẹ nuôi ăn và kiếm việc làm cho, thậm chí đi làm rồinhiều em vẫn còn sống bám vào bố mẹ. Trước khi than khổ, bố mẹ Việt nên nhìn lạimình.

 

8.        Con gái không cần học nhiều như con trai vìđằng nào cũng lấy chồng, sẽ có chồng lo cho mình.

Saihoàn toàn.Về mặt pháp luật con gái và con trai đều bình đẳng, chúng ta muốn congái mình được tôn trọng, yêu thương nhưng lại muốn chúng sống đời phụ thuộc,như vậy có vô lý không? Suốt đời, mình đã chứng kiến phụ nữ học tập và làm việckhông kém gì đàn ông. Khi nói chuyện với các giáo viên Hàn Quốc, họ cũng côngnhận dù ở HQ phụ nữ ít đi làm hơn VN nhưng phụ nữ cũng học giỏi hơn. Do thiênchức sinh con, có những giai đonạ phụ nữ sẽ nên ưu tiên cho gia đình hơn nhưngngoài thời gian đó, con gái hoàn toàn có cơ hội phát triển bình đẳng với contrai. Trên thế giới và ở VN có rất nhiều phụ nữ giỏi giang và thành đạt mà vẫncó gia đình bình thường như Thủ tướng Đức Angela Merkel hay Phó Chủ tịch nướcNguyễn thị Bình. Hãy để con gái có cơ hội phát triển bình đẳng trong gia đìnhthì mới có thể được bình đẳng trong xã hội và tránh nguy cơ sa cảnh vào đóinghèo nếu không may gia đình tan vỡ.

 

9.        Giáo dục VN hoàn toàn tệ hại. Vì vậy, chỉ cóhọc nước ngoài con cái mới có được học vấn mong muốn.

Đồngý là giáo dục VN có nhiều nhược điểm nhưng không có nền giáo dục hoàn hảo trênthế giới này. Giáo dục VN vẫn sản sinh ra nhiều người tài như Ngô Bảo Châu, LêBá Khánh Trình… Nếu gia đình có điều kiện và người học có khả năng, có quyếttâm thì rất nên ra nước ngoài để các em có thêm cơ hội phát triển. Còn nếukhông đủ những điều kiện trên thì cứ để con cái học trong nước. Quan trọng là nếucon em ta chăm chỉ học hành, có khả năng thì ở đâu chúng cũng sẽ có khả năngphát triển. Còn nếu chúng lười biếng, ỷ lại thì không nền giáo dục đủ sức thayđổi chúng như thực tế những nhà giàu gửi con hư ra nước ngoài đã cho thấy.

10.     Trong thời gian đi học, việc học là quan trọngnhất, không nên yêu dương làm mất thì giờ, ảnh hưởng đến việc học

Trongquá trình dạy học, mình từng được nhiều bố mẹ gửi gắm để ý xem con họ có yêuđương gì không để còn kịp thời ngăn chặn. Đây là điều rất nực cười và vi phạmthô bạo quyền sống của con trẻ, nhất là khi các em đã quá 18 tuổi. Mình từng hỏilại họ: “Thế anh/chị có bao giờ chỉ ăn màkhông thở hay chỉ thở mà không ăn cả ngày không? Anh/chị vẫn làm được cả hai,đúng không?Thế tại sao anh chị lại không tin con cái có thể vừa học  vừa yêu?” Cuộc sống của con người luôn cónhiều nhu cầu đòi hỏi đượcthỏa mãn cùng một lúc, trong đó với tuổi trẻ, nhu cầuyêu đương là mạnh mẽ nhất. Tình yêu nảy nở trong trường Đại học là phù hợp nhấtvì các em còn trong trắng, vô tư và trình độ lại tương đồng . Các em sẽ có cơhôi trưởng thành bên nhau, nhờ vậy khi nên vợ nên chồng sẽ dễ hòa thuận hơn lànhững mối tình nơi công sở. Còn nếu không thành, các em sẽ còn nhiều thời gianđể tìm đối tác phú hợp hơn. Và khi được hạnh phúc, con người làm việc hiệu quảhơn nhiều. Mình từng chứng kiến nhiều đôi sinh viên yêu nhau, cùng nhau phấn đấu,bổ trợ cho nhau nên đều đạt kết quả xuất sắc. Và mình cũng từng chứng kiến nhiềusinh viên, nhất là con gái, vì nghe lời bố mẹ mà bỏ qua cơ hội yêu đương, đếnkhi đi làm thì không tìm được đối tác nào phù hợp, làm nhân duyên lỡ dở.

 

Mong rằng các bậc bố mẹ và cả các em sinh viên hãy hiểu đúng về giáo dục để chọn con đường tốt nhất cho mình!

 

[1] Hồ Ngọc Đại, Giáo dục vì lợi ích của ai?

http://huc.edu.vn/chi-tiet/2438/GS-Ho-Ngoc-Dai–Giao-duc-vi-loi-ich-cua-ai.html

 

(Bài đã đăng trên Tuần Vietnamnet, xem ở đây: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/198459/giang-vien-ngoai-thuong-vach–10-ngo-nhan-ve-gd-.html)

Bố mẹ "gieo nhân" hàng ngày thế này

Bố mẹ “gieo nhân” hàng ngày thế này

Nên gặt quả đắng từ "giáo dục gia đình" là đương nhiên.

Nên gặt quả đắng từ “giáo dục gia đình” là đương nhiên.

alt :

No Comments Yet.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *