Tọa đàm về KHUYẾN HỌC của Fukuzawa

0 No tags Permalink

Ngày 20/12 mình và Nguyễn Cảnh Bình làm diễn giả về sách Khuyến học của Fukuzawa, một cuốn sách có ý nghĩa quan trọng trong quá trình Canh tân nước Nhật. Thực tế Minh Trị Thiên Hoàng không phải là người khởi xướng quá trình Canh Tân mà là các học giả như Fukuzawa. Chính nhờ sự hợp tác của cả hai phía, các nhà tư tưởng và chính quyền mà nước Nhật đã từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành cường quốc ở châu Á, đánh thắng cả phương Tây.

Toa dam ve khuyen hoc cua Fukuzawa

 

Để kêu gọi tinh thần quốc dân của người trẻ ở Nhật, mình nghĩ đoạn này là hay nhất:

“Mưu cầu cái ăn, cái mặc, chỗ ở ổn định dựa vào hoạt động ở khối óc và cơ thể là lẽ thường tình ở con người. Tất nhiên, đối với con người việc tự lập kiếm kế sinh nhai rất quan trọng. Người xưa thường dạy: “Hãy kiếm sống bằng chính mồ hôi của mình”. Thế nhưng theo tôi, cho dù chúng ta có làm đúng theo lời dạy này thì cũng chưa phải là làm đúng trách nhiệm và nghĩa vụ với tư cách là con người. Lời dạy này mới dừng lại ở chỗ răn người ta làm người thì đừng để thua kém muông thú và cũng chỉ dạy có thế.

Các loài chim chóc, muông thú, tôm cá, côn trùng,… tự chúng không kiếm mồi được sao? Ví như loài kiến chẳng hạn. Loài kiến không những biết kiếm mồi mỗi ngày mà còn biết làm hang, làm ổ, tích trữ mồi trong suốt mùa đông giá rét.

Vậy mà trên đời này, có không ít người, hành vi của họ chỉ ngang ngửa với đàn kiến thôi mà cũng tự mãn.

Tôi lấy một ví dụ để mọi người cùng thấy.

Toa dam ve khuyen hoc cua Fukuzawa2

 

Có một người con trai đến tuổi trương thành. Anh ta có được việc làm trong ngành công thương nghiệp, hoặc có chân trong giới quan chức. Bản thân anh ta hoàn toàn có thể sống độc lập mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ một sự trợ giúp nào từ gia đình và bạn bè. Tự tay anh ta xoay sở xây lên một căn nhà, sắm sửa được mọi vật dụng thiết yếu trong gia đình mà không cần nhờ vả người khác và cưới một cô vợ như ý. Anh ta sống tằn tiện, sinh con, nuôi con cái ăn học. Anh ta cũng có được một khoản tiền tiết kiệm, phòng khi “trái gió, trở trời” còn có cái để chi tiêu.

Anh ta mãn nguyện vì cho rằng như thế là mình đã có được cuộc sống độc lập. Dư luận xã hội cũng đều đánh giá anh ta là một người hoàn hảo và bản thân anh ta cũng lấy làm đắc chí.

Các bạn nghĩ sao về con người này? Tôi thì không nghĩ rằng anh ta là một con người hoàn hảo. Sẽ nhầm lẫn nếu dư luận xã hội đánh giá nhân vật này như tôi viết ở trên. Thực ra, anh ta cũng chỉ lặp lại những gì loài kiến đã và đang làm không hơn không kém. Tôi thừa nhận để có được căn nhà riêng, anh ta đã phải nỗ lực và vất vả lắm mới có được như vậy. Vả lại, tự anh ta tạo ra cho mình và gia đình mình cuộc sống độc lập chứ có dựa dẫm vào ai đâu. Ở điểm này thì anh ta hoàn toàn không phải hổ thẹn trước lời dạy của người xưa.

Nhưng, tôi lại hoàn toàn không nghĩ rằng loài người – với tư cách là chúa tể muôn loài – mới có được kết quả nhỏ nhoi như vậy mà đã coi là hoàn tất mục đích đích thực của cuộc đời.

Toa dam ve khuyen hoc cua Fukuzawa3

 

Giải quyết được cái ăn, cái mặc, chỗ ở mà đã mãn nguyện, đã cảm thấy hài lòng rồi thì hóa ra cuộc đời con người trên thế gian này chỉ đơn thần là được sinh ra rồi chết đi không thôi sao? Tình trạng lúc anh ta chết đi có khác gì lúc được sinh ra. Tức là quanh quẩn vẫn chỉ là chuyện sao cho có nhà cửa, có cuộc sống ổn định và có chút của ăn của để nữa. Vẻn vẹn chỉ có vậy. Và nếu đến thế hệ con cháu, cũng lặp đi lặp lại y hệt cuộc sống của anh ta thì dù có phải trải qua hàng trăm đời, làng xóm thị trấn nơi anh ta đã sống xưa thế nào nay chắc cũng vậy, không chút thay đổi.

Hàng ngày tôi tiếp xúc với hàng trăm, hàng ngàn con người từ trí thức đến bình dân, những con người được coi là tử tế trong xã hội. Không một người nào nghĩ tới sự nghiệp công ích, công cộng, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân và gia đình. Ngoài ra thì mặc kệ. Không một người nào có suy nghĩ là phải làm gì, để lại cái gì cho quê hương khi còn đang sống.

Người châu Âu có câu: “Nếu mọi người ai cũng chỉ mong thỏa mãn và an nhàn cho riêng cá nhân mình, thì thế gian này cũng không có gì khác khi mới co loài người”. Lòng tham của con người giống như cái thùng không đáy, được cái này lại muốn ngay cái khác, vừa mãn nguyện đấy nhưng lại bất mãn.

Như tôi nói ở trên, những kẻ chỉ biết thỏa mãn như con sâu cái kiến, không hướng tới mục đích cơ bản của con người, chỉ có thể gọi là lũ lười biếng ngu đần không khác gì loài sâu bọ có hại.”

(Phần 9, Khuyến học của Fukuzawa)

Người trẻ Việt có nghĩ gì khi đọc bài này không?

Toa dam ve khuyen hoc cua Fukuzawa4

alt :

No Comments Yet.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *