Vì sao Việt Nam mãi nghèo???

0 No tags Permalink

Những ai có nghiên cứu lịch sử kinh tế Việt nam đều biết, Việt Nam luôn là mộtnước nghèo, không chỉ so với thế giới mà ngay cả với các nước láng giềng. Chúngta thường quy cho chiến tranh, cho phương thức sản xuất lạc hậu… nhưng phảichăng nguyên nhân sâu xa vì người giàu chưa bao giờ được coi trọng ở Việt Nam?Ca dao tục ngữ đầy những cấu “Tham thìThâm”, “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”,chuyện cổ tích thì người giàu luôn ở vai phản diện trong khi thực tế cả Việtnam và nước ngoài cho thấy, người giàu không nhất thiết phải xấu và người nghèokhông nhất thiết là người tốt! Tâm lý kỳ thị người giàu ở Việt nam càng nặng nềtrong suốt thời bao cấp, cho đến thời mở cửa, doanh nhân được chính thức côngnhận là một nghề thì giàu có mới trở thành điều đáng mơ ước. Tuy nhiên, làmgiàu không dễ và tâm lý kỳ thị người giàu ăn sâu bén rễ, rất khó triệt tiêunhanh chóng!

Tình cờ tôi đọc được một bài trên Facebook với tiêu đề “Những kẻ có tài, có tiềnnhưng không có liêm sỉ”.Tác giả liệt kê tên một loat ca sĩ, nghệ sĩ,người mẫu nổi tiếng và viết:

Khoe khoang biệt thự triệu đô, xe hơi hàngchục tỷ đồng, túi xách hàng tỷ đồng, quần áo hàng trặm triệu, những cuộc du hýnước ngoài, những đám cưới vung vãi tiền bạc, khoe thân thể, khoe người yêu,khoe con cái….Đó là những thứ khoe khoang của những casĩ, diễn viên, chân dài, người nổi tiếng và cả c lúc này. Và thật đau lòng khi nó trànngập trên các phương tiện thông tin đại chúng cùng với những tin tức trẻ emnghèo không có phương tiện đến trường, các cụ già còm cõi bán vé số, những người bệnh chờ chết vì không có tiền chữa bệnh, những ngôi nhà như những cái lều ổchuột của bao người dân….Và cả người mẹ nghèo tự tuẫn để lấy tiền phúng đóngtiền học phí cho con…”
Người viết có vẻ là một người nhiệt huyết, quan tâm đến xã hội và có cách viếtdễ đi vào lòng người, nhưng bài này thì mình không thể đồng tình. Khó có thể tưởngtượng đến thế kỷ 21, thời kinh tế thị trường còn có người viết bài như thế nàyvà kinh hơn nữa là trong vòng 24h có đến gần 500 likes, 38 share và cả trămcmt, hầu hết đều sặc mùi kỳ thị.  Hiếmngười nhận ra sự hẹp hòi, vi phạm luật pháp và vi phạm cả quyền con người trongbài viết này.

Trước hết những người mà tác giảchê bai không làm gì vi phạm luật pháp. Họ kiếm tiền và chi tiêu hợp pháp,không ai có quyền can thiệp.  Thứ hai,tác giả và những người ủng hộ đã xúc phạm cá nhân những người phụ nữ vô tội bằngnhững từ ngữ rất kém học thức khi gọi họ là “me Tây, me đủ quốc tịch”.Tưởng nhưhọ là người trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng ngày xưa mới bước ra vậy. Hơnnữa, tác giả rất sai lầm khi quy kết những thông tin trên báo lá cải, vốn truyềnthông điệp theo kiểu giật tít câu view, với thực tế đời sống của họ. Mà kể cả họcó chi tiêu như vậy thì đó cũng là việc riêng của họ vì có người mua người laođộng mới có công ăn việc làm, thoát khỏi đói nghèo. Hơn nữa, nghệ sĩ làm mộtnghề có tính đặc thù, rất vất vả và tuổi nghề không cao nên không thể đem chuẩnmực của người thường để so sánh với họ.Họ sống bằng danh tiếng nên cần có nhu cầuquảng bá khác với những nghề khác, những nhận xét của tác giả chứng tỏ sự kémhiểu biết và hẹp hòi.

Một sai lầm lớn nữa của tác giảlà buộc tội người giàu chi tiêu xa xỉ trong khi đất nước còn quá nhiều ngườinghèo. Nhưng nếu người giàu không chi tiêu, người nghèo có bớt nghèo không haysẽ nghèo hơn vì hàng hoá không bán được nên bị thất nghiệp? Nếu người giàu đemsố tiền mình có chia cho người nghèo có làm xã hội bình đẳng và thịnh vượng hơnkhông? Thực tế phát triển xã hội đã cho thấy, của cải nhận được nhờ từ thiện chỉtốt để giải quyết những khó khan ngắn hạn như ốm đau, thiếu tiền học… còn muốngiàu bền vững chỉ có được nhờ lao động của bản thân. Thực ra người nghèo mớinên xấu hổ vì trừ những người không may, quá nhiều người nghèo là do lười biếng,kém cỏi. Vì sao người giàu khoe khoang thì bị chê bai, xói móc, còn người nghèokêu ca lại không? Phải chăng vì những người chê đang ghen tị với sự giàu có củasố người kia? Và liệu có ai tìm hiểu, những người giàu mà họ đang chê bai thù hậnkia với những người tỏ ra đạo đức này, ai đang thực sự đóng góp từ thiện, tạocông ăn việc làm nuôi người nghèo????

Suốt thời thơ ấu mình đã chứng kiếnđất nước trong cảnh bần hàn, cơm không có ăn, áo không đủ mặc, từ thành thị đếnnông thôn cảnh quan đều nhếch nhác, tiêu điều, khách du lịch đến không có gì đểthăm quan trừ mấy di tích chiến tranh. Mình vốn tưởng VN chỉ có vậy cho đến khiđược đọc sách thời Tự lực Văn đoàn, được nghe gia đình kể lại mới biết Hà Nội,Sài gòn đều từng là đất kinh kỳ nổi tiếng thanh lịch, Hòn ngọc Viễn đông, sở dĩra thế này một phần do chiến tranh nhưng phần lớn là do suy nghĩ ấu trĩ, cămghét người giàu của một bộ phận người ít học, được dịp lợi dụng các cuộc cảicách ruộng đất, cải tạo tư sản… để thỏa chí dập vùi họ. Họ không hề nghĩ giàuhay nghèo đều không phải là tội ác, hầu hết người giàu đều do họ hay cha ông tựtay làm nên. Sự tiêu pha của người giàu sẽ giúp người nghèo có công ăn việclàm, qua đó phát triển kinh tế. Và chính những công trình như nhà cửa, lăng tẩm,trang sức… của người giàu giúp cho những người thợ có cơ hội phát triển taynghề, để lại di sản cho ngành du lịch sau này! Học thuyết kinh tế hiện đại đãcho thấy, chính sự tiêu dùng chứ không phải tiết kiệm mới là động lực cho kinhtế phát triển.
Thực tế ở VN đã cho thấy sự cướp bóc của người giàu qua các cuộc cải cách ruộngđất, cải tạo tư sản để chia cho người nghèo đã không làm dân nghèo giàu lên vìhọ không biết cách làm đồng tiền sinh lời, mà còn triệt tiêu động lực phát triểncủa các cá nhân, tàn phá kinh tế, cảnh quan đất nước. Khi ra nước ngoài, ngắmnhìn các công trình cổ kính của vua chúa, quý tộc của họ, ta có bao giờ tự hỏi:”Vì sao VN không còn mấy di sản để tự hào với khách thăm quan? Phải chăngchính vì tính hẹp hòi, ghen ăn tức ở của chúng ta, khi luôn phát hết di sản củanhững triều đại trước?”. Để rồi triều đại sau lên lại lặp lại những gìmình đã đả phá và lại bị triều sau nữa lật đổ, để lại một đất nước mãi nghèonàn, lạc hậu cả về kinh tế, văn hóa và sự bao dung.

Không ai ủng hộ cách tiêu tiền quálố của nhiều người nhưng đó là quy luật của nhà giàu mới nổi. Tục ngữ xưa cócâu: “Học chữ chỉ cần 1 đời, học ănphải 2 đời còn học chơi phải 3 đời“, với lịch sử hơn 200 năm là một nướcnghèo, lại sai lầm là kỳ thị người giàu suốt hơn nửa thế kỷ thì người giàu mớinổi chưa biết tiêu tiền cho đẹp là đương nhiên. Nhưng GIÀU và LỐ đều không phảitội lỗi, có thể bị chê cười nhưng không đáng bị căm ghét.

Một quốc gia chỉ có thể giàu mạnhkhi những người dân giàu có. Nhưng không ai muốn/dám làm giàu khi bị xã hội xoimói, kỳ thị, thậm chí thù hận. Mong truyền thông và xã hội hãy góp phần nângcao nhận thức cho công chúng về cách chi tiêu đẹp  nhưng hãy loại bỏ ngay tư tưởng kỳ thị haycăm ghét người giàu để Việt nam có thể vĩnh viễn thoát khỏi vị thế của quốc gianghèo!

(Bài đã đăng trên Tuần Vietnamnet: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/216598/khoe-biet-thu–xe-hoi–tui-hieu—-la-khong-the-tha-thu-.html)

Thứ hạng GDP và lượng sinh viên du học của VN!

Thứ hạng GDP và lượng sinh viên du học của VN!

alt :

No Comments Yet.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *