Note này là để Bố Mẹ biết, công cuộc “truyền thống hóa” con của bố mẹ cũng có chút ít thành công, dù còn lâu mới được như bố mẹ mong muốn. Kỳ quái thật, kẻ từ nhỏ đã dị ứng với tất cả những gì thuộc về lề xưa thói cũ như mình, cuối cùng lại đâm đầu đi nghiên cứu văn hóa. Nhưng còn kỳ quái hơn là càng nghiên cứu, mình càng thấy cái gọi là “văn hóa cổ truyền”, là “thuần phong mỹ tục” đều chỉ do những người không biết gì về văn hóa nghĩ ra để dễ bề cai trị người khác. Nhưng đó lại là phạm vi một bài viết khác rồi. Hy vọng trong năm 2014 mình sẽ hoàn thành được cuốn sách mong mỏi của mình.
Còn bài này chỉ đơn giản là một kỷ niệm nhỏ về Tết của gia đình mình!
Làn hương Tết
Bố mẹ tôi là người làng Cót,trong gia đình có truyền thống rất coi trọng ngày Tết. Thời bao cấp, măc dùkinh tế rất khó khăn nhưng bố mẹ tôiluôn cố gắng để các con được hưởng không khí Tết cố truyền. Nhìn lại, tôi thấynhững sắm sửa của bố mẹ ngày ấy so vớithời nay thật bé nhỏ. Nó chỉ là những việc đơn sơ như cọ nồi đồng nấu bánhchưng, trang hoàng lại nhà cửa, treo lại bức tranh Tết vẫn cất kỹ trong tủ…nhưng nó cũng đủ làm cả gia đình bận rộn và làm cho những ngày giáp Tết ấy kháchẳn ngày thường. Thành thực mà nói, trẻ con ham chơi, được nghỉ học lại phảivùi đầu vào những việc nhà không tên, bụi bặm, thật không thú vị chút nào. Đếngiờ tôi vẫn nhớ cảm giác bàn tay đau rát, lạnh cóng vì cọ rửa nồi niêu, lau lá,đãi đậu xanh cả ngày. Bố tôi rất nghiêm khắc, nếu chưa xong việc không hy vọngđược đi ra ngoài chơi với các bạn. Mà việc nhà là việc không tên, biết bao giờcho xong? Vì vậy, mặc dù rất thíchTết nhưng tôi không thích những ngày giáp Tếtvà tưởng như mình cũng không quan tâm lắm đến cái mà bố tôi vẫn gọi là Tết cổtruyền. Giá những ngày nghỉ trước Tết mà được đi chơi thoải mái với bạn bè hoặcvùi đầu vào những quyển truyện thì tôi sẽ sung sướng hơn nhiều.
Năm 16 tuổi, tôi lên đường đi họcnước ngoài. Đi sớm như vậy là vì hồi chúng tôi chỉ học có 10 năm phổ thông, tôilại vào lớp 1 từ năm 6 tuổi vì nhà xa trường mẫu giáo quá, tôi lại đã biết chữrồi và cao lớn so với bạn cùng tuổi nên bố mẹ cho đi học lớp 1 để tập trungtrông em tôi. Xa nhà quá sớm nên với tôi có rất nhiều bỡ ngỡ, nhất là cuộc sốngở Việt nam hồi đó chênh lệch quá nhiều so với châu Âu nên hòa nhập rất vất vả.Bên cạnh rào cản về ngoại ngữ, chúng tôi còn gặp những khó khăn về đời sốnghàng ngày như lần đấu học sử dụng toilet giật nước, bồn rửa mặt, bếp ga… là nhữngchuyện cười ra nước mắt. Ký túc xá tôi ở từng phải gọi đội cứu trợ thành phố vìhệ thống nước thải cả tòa nhà bị tắc. Sau khi kiểm tra thu được một búi tóc đenxì trong đường ống chính. Hóa ra sinh viên không dọn bồn sau khi tắm, cứ thể xảđi nên tóc tích tụ lại làm tắc cả hệ thống!!!
Bận bịu với việc học tập và hòanhập cuộc sống nơi xứ người, chúng tôi không có thời gian để ý đến những ngày lễcổ truyền của Việt nam. Châu Âu không ăn Tết âm lịch mà chỉ tập trung đón Noelvà năm mới. Năm đầu khi cả khóa còn ở trường học tiếng, ngày 30 Tết còn tậptrung nấu ăn, hát hò với nhau để đêm về nhà đứa nào cũng thút thít khóc vì nhớnhà. Nhưng từ năm thứ 2, sinh viên xé lẻ về học ở những trường và những địaphương khác nhau, không khí Tết càng nhạt nhòa. Mải vui với cuộc sống mới, ấntượng về ngày Tết cũng mờ dần trong tôi.
Tuổi trẻ, chúng tôi dễ dàng hoànhập và ưa thích những nghi lễ vui vẻ, đầy màu sắc của ngày Noel và năm mới ởchâu Âu. Mẹ tôi học trường Pháp nên hay kể nhiều chuyện về ngày Noel cho chúngtôi. Từ khi thơ bé, tôi đã mơ về ngày lễ Giáng sinh với những cây thông rực rỡ,những món quà long lánh do ông già Noel chui qua ống khói mang đến, những buổilễ mừng Giáng sinh vang tiếng thánh ca du dương ở nhà thờ…. Bây giờ có điều kiện,tôi mê mải đi mua cây thông về trang trí, làm bánh khúc củi, dầm tuyết đi nghethánh ca ở nhà thờ lúc nửa đêm. Mùa Giáng sinh châu Âu tuyệt đẹp với tuyết phủtrắng tinh khiết khắp nơi, biến thành phố chỉ qua một đêm biến thành cung điệntrong chuyện cổ tích tuổi thơ của tôi. Ký ức về những ngày Tết đơn sơ, vất vảnơi quê nhà ngày càng mờ nhoà. Một đôi lần mẹ tôi có gửi những nguyên vật liệuđể chuẩn bị cho ngày Tết như măng, miến, mộc nhĩ…., thậm chí có lần mẹ còn gửicả bánh chưng. Nhưng ngày Tết thường rơi vào ngày đi học, nên chúng tôi chỉ cóthể tập trung nấu nướng vào cuối tuần. Nơi tôi học thời đó rất ít người châu Á,vì vậy các nét văn hoá Á châu nói chung và Việt nam nói riêng càng mờ nhạt. Thờiđó không có email hay điện thoại, chúng tôi chỉ có thể liên lạc với gia đìnhqua thư, thường mất khoảng 10-15 ngày mới đến tay người nhận. Vé máy bay thờiđó là cả một gia tài nên trong suốt thời gian học, chúng tôi hoàn toàn không cócơ hội tiếp xúc với gia đình. Mặc dù luôn đau đáu nhớ về gia đình nhưng ra khỏinhà khi còn quá trẻ, bị tách rời khỏi gia đình và đất nước suốt 5-6 năm, liên lạcvà thông tin đều thưa thớt, cuộc sống xung quanh lại mới mẻ và đầy hấp dẫn, nênkhông có gì lạ khi hình ảnh quê nhà cùng những nét văn hoá ngày càng lùi xa trongtrí nhớ chúng tôi. Tưởng như những ngày Tết xa xưa không còn ảnh hưởng gì đến đờisống của chúng tôi lúc ấy.
Nhưng một ngày tôi đi học về, sựcnhớ hôm nay là 30 Tết ở nhà, mặc dù tính giờ thì lúc ấy đã sang mùng Một Tết.Ký ức Tết của tôi luôn gắn liền với những món ăn, miếng bánh chưng thơm dẻo, miếnggiò giòn sừn sựt, bát miến nóng hổi… Tôi nhìn quanh nhưng chẳng còn măng miếngì trong nhà. Những bạn học người Việt đều đi vắng, chẳng có ai để tụ tập. Nhữnglời dặn dò của bố mẹ về ý nghĩa của ngày Tết chợt quay về, làm tôi không thể chỉđơn giản nấu ăn rồi đi ngủ như mọi ngày. Tôi chợt nhìn thấy thẻ hương mẹ gửicho vẫn còn nằm yên trong ngăn kéo. Người Phương Tây rất sợ nhà có mùi nên tôikhông dám thắp. May quá, hôm nay cô bạn cùng phòng đi vắng nên tôi rút ra 3 nénhương, cắm vào cái bát với chút gạo vừa lấy trong túi gạo ra, để lên bàn học củamình rồi thắp lên. Trời mùa đông tối sớm, bên ngoài chập choạng tối, thành phốlên đèn sáng lung linh. Mình tôi ngồi trong phòng vắng, mùi hương tràn ngập khônggian. Bỗng dưng 2-3 năm xa nhà biến mất, cảnh trí bên ngoài nhoà đi, tôi thấymình đang ngồi ngoài sân trước căn nhà nhỏ của gia đình bên cạnh bố mẹ và cácem. Bố tôi đang bận rộn rửa lá dong, mẹ tôi đãi đậu xanh, tôi cọ chiếc nồi đồngto tướng, các em tôi lăng xăng lau lá, sắp xếp bát đĩa. Bố tôi vừa làm vừa dỗcác em là năm nay mua được lá dong to và lành, các em chịu khó nhặt sạn gạo, chỉngày mai là có bánh chưng nóng để ăn. Mẹ tôi chốc chốc lại đút cho một đứa chútđậu xanh ngào đường, còn tôi vừa làm vừa nghĩ đến chiều nay, sau khi chuẩn bịgói bánh xong, tôi sẽ xin bố mẹ cho chạy sang nhà cô bạn thân ở gần đấy. Chúngtôi đã hẹn sẽ ra trung tâm thành phố ngắm Nhà hát lớn một lúc. Nhưng 9h thì cảhai đứa sẽ phải về vì bố mẹ tôi không bao giờ cho đi về sau 9h và đêm nay nhàtôi sẽ luộc bánh chưng. Tuyết biến mất, trời mưa phùn và se lạnh, hơi âm unhưng trong lòng tôi thật ấm áp.
Nước mắt tôi trào ra và tôi hiểu,dù xứ sở này có đẹp và giàu có hơn đất nước của tôi hàng ngàn lần, dù nhữngnghi lễ Giáng sinh, năm mới có thú vị đến mấy, dù sau này tôi có đi đâu, làmgì, lòng tôi vẫn mãi thuộc về một miền đất xa xôi, nghèo khó mà thân thương vàngày lễ ý nghĩa nhất trong năm với tôi vẫn là ngày Tết Nguyên đán, vì bố mẹ tôiđã truyền cho tôi tình yêu, lòng trân trọng với ngày lễ cổ truyền ấy cũng nhưsau này tôi mong mỏi sẽ truyền lại cho con cháu mình.
Đừng suy nghĩ xã xôi khi muốngiáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, về văn hoá dân tộc. Thời hội nhập, mongcho người trẻ Việt sẽ như những con tàu căng buồm ra khơi. Nhưng con thuyền dù dũng mãnh đến đâu cũng cần một bến cảng, một cái neo để cảm thấy an toàn, vữngtin. Hãy truyền cho chúng tình yêu với những điều tưởng như đơn giản trong đờisống hàng ngày của chúng ta, như cách làm giỗ Tết, và đấy sẽ là cái neo níu lạilòng người mỗi khi đi xa.
(Bài đã đăng trên bào Thời nay số Tết 2014 nhưng do khuôn khổ của tờ báo nên đã bị rút gọn đi nhiều. Đây là bản lảm nhảm đầy đủ của mình. Cám ơn bạn Hà Phạm đã tạo cảm hứng cho mình viết bài này và đã biên tập giùm mình)
Leave a Reply