Tin tức từ Ucraine có vẻ sang sủa dần lên. Bạo loạn bao giờ cũng có những hậu quả do những kẻ thiếu kiềm chế, đục nước béo cò gây nên. Nhưng hình ảnh binh lính xếp thành tên nước Ukraine trên chiến hạm bị vu là chạy theo Nga, ảnh chú bé hôn cha là lính Ucraina đang bị quân đội Nga giữ trong doanh trại… cho thấy hình ảnh con người Ukraine thật dễ thương, nhân hậu và càng làm xấu đi hình ảnh sự can thiệp quân sự của Nga, như tranh biếm họa dưới đây:
Mong cho “Mùa xuân sẽ hồi sinhmọi thứ” như lời tác giả Mai Lan Tran mong mỏi!
Câu chuyện thứ 10: Tháng 3-2014
Mình không thích những hệ lụy do Maidan để lại,quảngtruờng xinh đẹp nơi lưu giữ bao kỷ niệm thời đi học với chị Oanh, chị Hoa, chịMỹ Anh… giờ là một đống ngổn ngang. Các ngả đuờng dẫn đến Maidan vẫn bị toánSotnhia trực chiến và các công sự chưa dỡ bỏ làm cho đi lại khó khăn (nghe bảohọ chưa yên tâm với chính quyền lâm thời, không muốn bỏ phí công sức biểu tìnhvài tháng nên sẽ ở lại đến sau kết quả bầu cử 25-5). Đâu đó trong Kiev vẫn cònnhiều nguời biểu tình và các toán Tituski lảng vảng, gây nên vài vụ trộm cắp, đánhnhau. Đội “tự vệ nhân dân” đứng ở các chốt cùng làm việc với cảnh sát giaothông, tuy hiền hòa nhưng cũng làm dân chúng bất an khi không biết ai có quyềnthực sự.
Chưa kể những hành đông vi phạm luật pháp của các“kiêu binh” này, họ kéo nhau đến nhà Tổng thống Yanukovich và Viện truởng Việnkiểm sát Psonka khi hay tin các ông ấy cũng gia đình đã rời khỏi đất nuớc saucơn chính biến,tự ý phá cửa vào nhà không có lệnh của tòa án, không có nguờithi hành công vụ đi cùng,lục soát, quay phim chụp ảnh,có thể đã khuân đi khôngít đồ quý giá. Cách mạng là để mang lại một nền dân chủ, xã hội văn minh trongkhuôn khổ pháp luật, xâm phạm tư gia của nguời khác như thế làm nhân dân cảm thấybất bình.Chính quyền lâm thời cũng a dua, ngay lập tức không có một phiên tòa xửlại, phóng thích một loạt tù chính trị (cùng với cựu thủ tướng Timoshenko), trongđó có cả cha con nhà Paliutrenko là tù phạm tội hình sự.Tuy án oan của cha connhà nọ làm ứa lệ bao nhiêu trái tim thì cũng cần có một phiên xét xử thật côngkhai chứ nhỉ? (câu chuyện này vô cùng cảmđộng,nhân văn và thú vị đối với những ai yêu môn bóng đá,mình sẽ ghi lại ở phầnchú thích duới đây).
Tháng 3-2014 sẽ là mốc lịch sử không thể nào quên của nhân dân Ucraina, 1-3thay vì niềm vui đón ngày đầu xuân theo uớc lệ, nguời dân bàng hoàng khi nghe lệnhtổng động viên quân sự. Tin tức về việc Nga đưa quân vào bán đảo Crưm, rồichính biến tại bán đảo xinh đẹp này chạy mỗi giờ trên mặt báo khắp thế giới. Cuộcchiến truyền thông làm nguời ta không thể hiểu đuợc cái gì đang xảy ra ởUcraina nữa.Những bình luận, ý kiến, định đoán nhiều chiều nguời ác ý, kẻ hời hợtvà cả những cảm thông làm mình thấy đau nhói. Nguời này bảo nguời kia bị tẩynão, bảo tại dân Ucraina biểu tình, bảo tại nước bé lại học đòi dân chủ (?),người nghi ngờ nước Ucraina dựng chuyện để gây sự với nguời Nga (motive nào nhỉ?)rằng Ucraina phải thế này thế kia,rằng Ucraina bị Mỹ và châu Âu lợi dụng… Mình ởđây mắt thấy tai nghe ,chỉ thấy Ucraina như một cô gái yếu ớt vừa ra khỏi bệnhviện sau cơn phẫu thuật, gặp anh hàng xóm thường ngày vẫn rất tốt bụng, chờ đợiở anh một lời sẻ chia. Đâu ngờ vì chuyện con gà quả trứng anh ta dọa nạt đòiđánh, thì cô ấy sẽ phải níu lấy bất cứ cánh tay nào giơ ra cứu giúp, vậy thôi!
Mình biết nói gì và viết gì về một ván bài quyết định,nơi các thế lực lớn nhất thế giới đấu chọi nhau trên mọi lĩnh vực chính trị, kinhtế,quân sự và ngoại giao ở mảnh đất trung tâm châu Âu này, ai có thể biết truớcđiều gì? Mọi việc đang tiếp diễn… đến nguời trong cuộc còn không dám nói chắc kếtquả ra sao?
Mình chỉ muốn viết về đất nước Ucraina, nơi đã dậy dỗmình, đã bao bọc mình. Mình muốn viết về giá trị tinh thần và lòng yêu nuớc củamột dân tộc. Mình muốn viết về người dân Ucraina, những nguời dân hiền hòa vànhân hậu, những nguời bình dị ấy bỗng chốc hóa thành anh hùng khi đất nuớc lâmnguy: Nghe lệnh tổng động viên mình thật sự thấy quá bất ngờ nhưng mình còn sửngsốt hơn truớc thái độ sẵn sàng của người dân. Ở ban tuyển quân các quận, nguờixếp hàng dài để ghi tên nhập ngũ. Những cựu chiến binh hết tuổi phục vụ quân độicãi nhau ở quận đội đòi ra mặt trận, họ hét lên rằng hãy để bọn thanh niên ởnhà đi học,bảo vệ đất nuớc là việc của chúng tôi.Những cô gái ghi tên học khóay tá cấp tốc sẵn sàng ra chiến tuyến (trong vòng 1 tuần đầu đã có 5.000 nguờitham gia).Ông chủ tịch tập đoàn y tế Boris với tài sản nhiều triệu Đôla Mỹ cũngxung phong nhập ngũ,nguời đàn ông giàu có đi xe RR ấy bình thản nói rằng: “Tôicó thể là một nguời lính tồi,nhưng là một bác sỹ tốt”… Mình muốn ghi lại câu trảlời của một sỹ quan tại Crưm khi ông chuẩn đô đốc hải quân Berezovski tuyên bốđào ngũ trong giờ phút đất nuớc lâm nguy, còn đề nghị các sỹ quan cấp dưới theomình sẽ đuợc nhận nhiều đặc quyền đặc lợi, giọng nói kiềm chế và rành rọt ấy ámảnh mình mãi: “Thưa ngài đô đốc, sự lựa chọn của ngài là việc riêng của ngài. Làmột nguời công giáo tôi tha thứ cho ngài nhưng chúng tôi – những sỹ quan cao cấpcủa quân đội Ucraina chỉ có một con đuờng duy nhất là bảo vệ tổ quốc của mìnhmà thôi”.
Những phụ nữ ở văn phòng mình hàng ngày vẫn đi làm,nhịp sống thành phố vẫn bình thản đón mùa xuân đang tới. Ngày lễ 8-3 các cửahàng vẫn cháy hoa tuơi và những binh sỹ Ucraina đang bị vây chặt trong doanh trạicủa mình ở Crưm xếp hàng thành hình trái tim gửi niềm thuơng nhớ tới những phụnữ của họ ở nhà.
Cậu bé vẫn đến thăm nguời cha, cậu hôn ông qua hàng rào doanhtrại, cạnh những nguời lạ mặt ôm súng (ảnh duới)
Ở văn phòng mình mọi nguời bàn tán xôn xao, người cóhọ hàng sống ở trên Nga kể TV đưa tin vì bạo động ở Kiev, dân Ucraina 65.000nguời chạy loạn xếp hàng ở biên giới phía đông để vào Nga. Nhưng trong đoạnphóng sự chiếu đoàn xe lũ luợt qua biên giới,lại có biển ghi tên làng phía tâyUcraina giáp với đất Ba Lan. Nguời kể rằng mấy hôm truớc báo nuớc ngoài đưathông tin chiến ham Sagaiđachnogo, niềm tự hào của hải quân Ucraina đã treo cờNga và chạy về phía hạm đội Hắc hải. Người lại nói vì thời đế quốc Nga Nữ hoàngEkaterina 2 đã kí hiệp uớc sát nhập Crưm vào Nga,rồi thời Liên Xô mới cắt vềUcraina nên nay Nga tìm cách lấy lại. Nguời khác phản bác: “Nếu nói thế,năm1918 (cũng thời Liên xô cũ), đất của tỉnh Voronhetzo và Kurck nằm trong bản đồUcraina bị cắt sang Nga thì sao?” Nhìn lạilịch sử xa xưa nữa thì Nga phải tuyên chiến với EU vì Crưm trước công nguyên làcủa Hi Lạp và sau công nguyên thuộc đế quốc La Mã…. Nguời ta vừa bàn tán vừa uấtức,vì không ai ngờ niềm tin vào tình nghĩa nhiều thế kỷ gắn bó của họ với nuớcNga lại bị phản bội. Mình đã từng học ở Nga,mình yêu nuớc Nga biết bao với văn,thơ,nhạc, họa,với biết bao nhiêu kỷ niệm đầu tiên, mình ít nhiều có thể hiểu cảmgiác đó của họ.
Lại nhớ mấy hôm chính biến ở Kiev cuối tháng 2, thuờng thì cảnh sát và bên biểutình chỉ xô xát vào buổi đêm khi nguời dân đã an toàn yên ấm sau cánh cửa nhàmình. Nhưng rồi “bên bắn tỉa” xuất hiện, những viên đạn kì lạ bắn chết nguời cảhai phía, nguời biểu tình đốt lốp xe tạo khói mù mịt che tầm nhìn của đuờng đạn,thành phố mới có cảm giác chiến tranh. Ngày cuối cùng của cuộc biểu tình, nghetin đồn xăng sẽ ngừng bán, vài chục máy bay VIP cất cánh huớng về phía London,dân chúng hốt hoảng đi mua thực phẩm, mua xăng, đuờng xá tắc nghẽn. Đến chiều tốixăng vẫn bán,thực phẩm vẫn đuợc mang ra chật các kệ hàng trừ những cửa hàng nhỏtrong trung tâm xe không đưa hàng vào được. Ai cũng bật cười vì đã tự tạo cơnhoảng loạn cho chính mình và những nguời xung quanh.
Đúng là trong hoạn nạn mới thấu lòng đất mẹ. Từ Việtnam,từ khắp nơi, gia đình, bạn bè nguời thân lo lắng gọi điện nhắn tin, hỏihan, căn dặn mình phải bảo trọng,lo chồng con mình phải đi nghĩa vụ quân sự. Cónguời chị mới quen bên Munchen còn sẵn sàng đón gia đình mình sang lánh nạn,hoặccho mình gửi con để học nốt. Ôi tấm tình nồng ấm của quê huơng và vòng tay đồngbào ấy,mình biết nói sao cho hết hàm ơn bây giờ? Dù mình đã tự chuẩn bị mọiphuơng án cho gia đình trong trường hợp xấu nhất xảy ra, mình vẫn thấy những biếncố chính trị chẳng ảnh huởng gì nhiều đến cuộc sống gia đình mình, trừ việc tiềnGriv mất giá 20% nên thiệt hại kinh tế thôi. Đã nhắn tin thế để mọi nguời yêntâm rồi,lại nhận đuợc đuờng link từ nguời thân gửi bài báo do báo ở VN đăng bàiđặt riêng, kể chuyện bên này khủng khiếp lắm:giết nguời,cướp bóc,không ai dámra khỏi nhà,con sợ bố mẹ ra đuờng là bỏ mạng,hoàn cảnh “lá lành đùm lá rách”, bànkế hoạch chạy loạn… nghĩ mà thương! Cuộc biểu tình với những cảnh tượng lửacháy nguời chết như trong phim mà TV và báo chí đưa tin ấy chỉ diễn ra có 2ngày và nằm gọn trong 3 km2 quảng truờng cùng 2 con đuờng truớc tòa nhà quốc hội,dinh tổng thống. Chắc nguời kể chuyện bận công cuộc mưu sinh, hoặc anh ấy ở hơixa, không hay dạo phía trung tâm như mình. Chắc trong câu chuyện quanh bàn trànuớc, mỗi nguời một câu nhân thêm phần âu lo chứ chuyện cắt điện ở chung cư mộtngày hay thang máy không làm việc, đuờng tắc… thì ở đâu chẳng thế, đâu phải tạichiến tranh hay bạo động! Lại thương biết bao những tấm lòng nguời thân nơi đấtmẹ, đâu phải ai cũng có FB,viber để cập nhật tình hình. Có những bà mẹ cặm cụiruộng vuờn lòng đau đáu thương con xa xứ, tối về nghe hàng xóm đọc báo kể chuyệnnhững thông tin như thế chỉ biết kéo vạt áo chùi nuớc mắt lẫn với mồ hôi, chẳngbiết con mình sống chết ra sao trong bạo loạn nơi đất khách…Mình cũng như baonguời Việt ở đây,đã trải qua nhiều biến cố ở nơi này nơi khác, những nguời đãsinh ra trong chiến tranh, có nguời từng cầm sung…Lệnh tổng động viên chúngmình đâu phải nghe lần đầu,năm 1979 đã từng cả nuớc đào hầm đấy thôi? Rồi Liênxô tan rã, rồi cách mạng Cam.. chắc chẳng phải lo sợ đến thế đâu nhỉ?…Mình còncó quê huơng để về, có chỗ để đi, còn nhân dân Ucraina sẽ ra sao? Còn đất nuớcđã nuôi nấng mình, cho mình kiến thức, cho mình cơm ăn áo mặc, giáo dục y tếkhông mất tiền, mình làm gì được cho họ trong lúc nguy nan này đây?
Mình thiết nghĩ, những nhà lãnh đạo khoác lên vai trọngtrách và sứ mệnh với Tổ quốc của họ có nghĩ: Liệu bài ca mở rộng bờ cõi vanglên có hào hùng khi từng nốt nhạc ngân lên bằng tiếng kêu than của một dân tộckhác? Và họ có nghĩ, nếu chiến tranh xảy ra, thì máu của nguời dân cả hai bêncùng sẽ đổ…
Nghĩ mà lo cho cha mẹ ở quê nhà…
Mình nhỏ bé quá giữa bao nhiêu con nguời trên trái đấtnày, chỉ biết cầu mong cho nguời dân Ucraina đạt đuợc khát vọng dân chủ và giátrị tinh thần cao cả mà họ huớng tới, cầu mong hòa bình và phát triển cho đấtnuớc này. Nếu mỗi nguời đọc những dòng chữ này có thể cùng mình góp một chútmong muốn,biết đâu lời cầu nguyện sẽ thấu tận trời cao
Ở Kiev nguời ta đang dọn dẹp quảng truờng Độc lập,nhữngnguời biểu tình ở lại chờ cuộc bầu cử sắp tới có vẻ yên tâm khi chính phủ lâmthời đã trở nên gần gũi hơn với công chúng, biết lắng nghe ý kiến từ nhiềuphía. Họ đã bắt đầu cải cách, bỏ đi nhiều đặc quyền đặc lợi của đại biểu quốc hộivà quan chức chính phủ. Họ rút gọn chi tiêu công, gần đây nhất ông thủ tuớng đihọp ở Brussels mà không cần đoàn xe hộ tống đưa rước,kéo va li nhỏ đi máy bayngồi ghế hạng Economic. Thời tiết ấm áp vô cùng, nắng vàng rực rỡ và chồi nonđang nhú, các đội Sotnhia trực ở Maidan tự lát lại những phiến đá xanh trên đuờng(những viên đá bị chính họ cậy tung lên xếp đống làm vũ khí chống lại cảnh sátkhi bị đàn áp). Cầu Tình Yêu bắc qua hai ngọn đồi ở trung tâm thành phố bị đốtcháy trong cuộc giao tranh, giờ họ cũng đã lát lại rồi. Những chiếc khóa tìnhyêu vẫn còn nguyên chỗ cũ chờ chủ nhân của chúng 50 năm sau lại đưa nhau tìm về.Hôm truớc một nguời bạn gửi cho mình tấm ảnh,chiến hạm Sagađachnogo không hề đầuhàng chạy tới Nga, nó đã đi Hy Lạp về đến gần Odessa,trên boong tàu các chiến sỹhải quân đứng xếp hàng thành chữ UA đẹp rực rỡ trong nắng…Mùa xuân sẽ hồi sinhmọi thứ, có phải đúng thế không?
——————————————————————————————————–
P/S: À câu chuyện nhà Paliutrenko như sau:
Gia đình Paliutrenko sống trong một căn hộ ở phố cổtrung tâm Kiev. Một công ty bất động sản tiếng tăm muốn thôn tính tòa nhà nàynên đã mua rất nhiều căn hộ nhưng nhà Paliutrenko không chịu bán. Họ đã sống ởđây nhiều năm và không muốn chuyển đi nơi khác. Nhà hơi nhỏ nên ông bố vừa xingiấy phép vừa sửa chữa cơi nới, giấy tờ hoàn thiên cũng chưa kịp làm xong.
Một ngày cuối năm, đội cưỡng chế mang giấy phép củatòa đến đuổi cả gia đình họ ra đuờng vì đã sửa nhà không giấy phép. Đồ đạc cánhân bị chất lên xe mang đi đâu mất(?) Người bố tên Dmitry mang đơn đi kiện khắpnơi đề nghị xem lại việc làm sai luật của chánh án khi ra quyết định thu nhà củahọ nhưng chưa có kết quả. Bỗng nhiên ông chánh án nọ bị giết ngay trong thangmáy khu chung cư nơi cư trú. Cha con Paliutrenko bị bắt ngay sau đó (nghe nóibên điều tra sau này tìm thấy ông chánh án này tham gia đuờng dây dùng trát tòacuớp nhiều tài sản khác). Nhân chứng vụ giết nguời không nhận mặt hung thủ làcha con họ nhưng cơ quan điều tra sau đó tìm thấy vật chứng tại nơi xảy ra án mạnglà chiếc giầy của cậu con trai và áo khoác của nguời cha. Dù cha con ông trìnhbày rằng những vật này nằm trong đống đồ đạc bị mang đi khi cưỡng chế, chẳng ainghe họ cả.Họ bị kết tội giết nguời, ông Dmitry nhận án chung thân, cậu Sergay18 tuổi nhận 13 năm tù.
Cậu Sergey là Fan trung thành của đội bóng Dinamo – Kiev,khi hai bố con bị bắt, cậu chẳng biết cầu cứu ai ngoài bạn bè trong câu lạc bộFan của mình. Chuyện về gia đình cậu lan truyền trong giới Fan bóng đá.Từ đótrong mỗi trận đấu bóng các Fan lại giơ biểu ngữ và hô vang khẩu hiệu xin xét xử lại vụ án nhà Paliutrenko. Nghĩa cử đẹp và câu chuyện oan uổng này làm lay độngtrái tim của Fan bóng đá khắp nơi. Thậm chí trong một trận đấu bóng tại Porto (Bồ Đào Nha), cổ động viên ở đó cũng giơ cao biểu ngữ “Tự do cho cha con nhàPaliutrenko”!
Rồi một việc hi hữu xảy ra: trong trận bóng quyết tửgiữa hai “kẻ thù không đội trời chung” DINAMO KIEV và SAKHTER, vào phút gay gonhất của trận bóng, nguy cơ cổ động viên hai phía xông vào ẩu đả rất cao, cảnhsát chạy rầm rập tỏa ra chặn đầu các hàng ghế …thì bỗng cả sân vận động như vỡra khi tất cả cổ động viên hai đội bóng cùng đứng lên và hô to “Tự do cho cha con nhà Paliutrenko”. Quả thật bóng đá đã làm nên kỳ tích!
Trong thời gian cuộc biểu tình diễn ra ở Maidan,Fans bóng đá tại nhiều thành phố gồm các thanh niên khỏe mạnh đã ra đuờng chặnđội Tituski kéo lên Kiev làm antimaidan.Khi cách mạng thành công, họ vẫn luônkêu gọi và đề nghị thả cha con nhà Paliutrenko.Chính quyền mới đã quyết địnhfair play,đưa cha con họ vào danh sách ân xá tại chỗ cùng các tù nhân chính trị khác.
Leave a Reply