MỘT CÁCH NHÌN VỀ THAM NHŨNG TRONG GIÁO DỤC

0 No tags Permalink

(Một bài viết hưởng ứng phòng trào “Tử tế” để “Be kind” với các thầy cô giáo của con và các đồng nghiệp chân chính. Mình đã yêu cầu Tòa soạn giữ nguyên tên các giáo viên của con coi như chút lòng tri ân của mình với các thầy cô nhưng Tòa soạn không chấp nhận. Vì vậy, mong cô Nguyệt Anh và cô Nhung cùng tất cả những ai có biết các thầy cô giáo nhắc đến trong bài này, hãy chuyển lời cám ơn của tôi đến với các thầy cô. Mong các thầy cô vững tâm với nghề đề phụ huynh và học sinh vẫn còn niềm tin vào giáo dục Việt)

Nhân đọc lại một bài báo cũ của một nhà báo than thở rằng “Vào ngày lễ, nếu tôi chưa kịp mua quà bánh mang tới biếu cô giáo, cháu rất lo lắng. Cháu nói ở trường các bạn đều mang quà cho cô mà sao mẹ chưa mua. Nếu bị điểm xấu đầu năm, cháu cũng tâm sự rằng các bạn nói thày cô đang “đánh điểm xuống”. Chỉ cần đánh xuống vài điểm nữa là hết tháng 9 hay cùng lắm tháng 10, cả lớp sẽ phải đi học thêm. Nếu không thì không tài nào có điểm tốt. Con tôi cũng nói ở lớp có cha mẹ một số bạn là Mạnh Thường Quân, vì vậy nên cô cũng có những ưu tiên nhất định cho các bạn hơn là những đứa bình thường…” tôi nhớ lại một chuyện mới xảy ra vào học kỳ trước.

Hồi đó trong lớp tôi dạy có một em nghỉ học giữa chừng, theo lớp trưởng báo lại là do em bị tai nạn xe máy, rạn xương phải bó bột nên xin phép nghỉ. Lúc ấy lớp học được 2/3 chương trình, mà em ấy khá gầy yếu, từ trước đến giờ đi học đầy đủ nên tôi nhắn lớp trưởng báo em cứ yên tâm nằm viện. Em có thể mượn vở của bạn học bài, bao giờ đi lại được thì đến làm bài kiểm tra lấy điểm bù cho điểm kiểm tra giữa kỳ là vẫn được thi. Vì lớp học xong khoảng 2 tuần mới thi thì em vẫn kịp để tham gia. Sau khi dạy xong một lần tôi nhận được điện thoại của một giáo viên trẻ trong trường mà tôi không nhớ rõ vì trường có đến hơn 500 giáo viên. Em nói là em sinh viên ấy là người nhà em ở tỉnh lẻ cách Hà Nội chừng 100 km, nhờ tôi giúp đỡ. Tôi bảo chả có việc gì phải lo, nghe nói khoảng 3 tuần là em chống nạng đi lại được, khi ấy cứ đến chỗ tôi làm bài là xong. Em nằn nì nói gia đình sinhviên muốn đến thăm tôi, tôi bảo không cần thiết vì có việc gì đâu. Nhưng em nài nỉ mãi nên tôi hẹn gặp ở văn phòng. Hôm sau mẹ em sinh viên đến, khoảng ngoài 40, trông giản dị kiểu công chức, cứ năn nỉ xin cô giáo thông cảm cho cháu nghỉ học. Tôi bảo quy chế cho nghỉ, bác cứ yên tâm nhưng bà vẫn lo lắng. Bà hỏi tôi nên xin phép các giáo viên khác thế nào, tôi bảo “Bác có thể làm đơn hay đơn giản hơn là email cho giáo viên”. Đến lúc về bà dúi vào tay tôi một cuốn sổ, trong lấp ló cái phong bì; tôi bảo cháu đang ốm, nhà cần tiền, bác cứ cầm về. Giằng co mãi mới trả được, vừa thương vừa bực.

Sáng hôm sau tôi nhận được email xin cho con nghỉ học của bà, nhưng đề tên giáo viên khác dù địa chỉ email chính là tên tôi!!! Đến chiều thì cô đồng nghiệp lại gọi điện bảo cho cháu đến kiểm tra. Đến lúc ấy thì tôi rất bực vì quá mất thì giờ. Tôi bảo: “Đây là việc của sinh viên, em bảo nó tự liên lạc với chị để hẹn giờ kiểm tra. Quá 18 tuổi rồi, phải để nó tự lập”. Cô ấy vâng dạ rồi bỏ máy, tôi thở phào.

Hôm sau em ấy chống nạng đến làm bài, rất rụt rè dù tôi đã giải thích rất rõ là em không có gì để lo. Tôi phải lên lớp nên dặn em làm bài luôn ở văn phòng rồi nộp lại cho thư ký, tôi sẽ chấm và vào điểm cho em. Em làm bài cũng được nên tôi cho 7-8 gì đó.

Tưởng thế là yên ai dè trước hôm thi cô đồng nghiệp lại gọi lại, nói là gia đình muốn gửi tôi chút quà. Tôi bảo là không cần thiết vì tôi có giúp được gì đâu? Thế là cô lại nằn nì, xin tôi nâng đỡ em ấy. Tôi cáu quá, bảo: “Em ơi, em ấy làm bài OK mà, sao cứ phải vẽ chuyện ra thế? Chúng mình đều là giáo viên, em làm thế người ngoài nghĩ chúng ta thế nào?”. Đến lúc ấy cô ấy mới chịu thôi.

Chuyện này giải thích vì sao ngành giáo dục mang tiếng xấu. Bản thân tôi có hai đứa con,  tôi chưa bị giáo viên nào của 2 con trong 12 năm học gây bất kỳ áp lực nào. Các phụ huynh khác thỉnh thoảng có rủ tôi nên làm gì đó với giáo viên để nâng điểm cho con nhưng tôi không tham gia. Tôi nghĩ mình may mắn vì trừ 1-2 giáo viên hồi con học tiểu học có ép con học thêm đôi chút, không giáo viên nào sách nhiễu con tôi cả. Thậm chí các thầy cô còn nhắn tôi mỗi lần con có khuyết điểm để tôi kịp thời chấn chỉnh con. Năm tôi đi nước ngoài, cô giáo con còn email cho tôi thông báo tình hình. Tôi rất biết ơn giáo viên của con, tôn trọng họ, có chút quà ngày lễ nhưng không mưu cầu gì và họ cũng tôn trọng tôi. Khi đến thăm thầy cô ngày lễ, tôi chứng kiến nhiều phụhuynh chuẩn bị quà đắt tiền nhưng tôi thì không mà con tôi cũng không bị trù úm gì. Tôi chấp nhận sự thực về con tôi, chẳng bao giờ yêu cầu nâng điểm. Ở đâu cũng vậy, bạn thế nào sẽ gặp người như thế. Cho đến bây giờ tôi không có chức vụgì to tát, không phải public figure nên không thể hy vọng gây ảnh hưởng cho ai. Có lần tôi nghe mẹ của bạn con tôi bảo giáo viên lớp con thế nọ thế kia nhưng tôi không hề thấy như vậy.

Cho đến giờ tôi vẫn nhớ ơn cô Lan trường Tiểu học Nam Thành Công dạy con tôi năm lớp 2vì cô đã khuyến khích con tôi học tiếng Anh và Tin học, chọn cháu đi thi họcsinh giỏi; cô Tâm dạy Toán, cô Uyên dạy tiếng Anh ở trường Trung học Giảng võ,cô Hoa, cô Nhung ở trường Chuyên ngữ, cô Nguyệt Anh, thầy Bảo, cô Ngân trườngAmsterdam… và còn nhiều thầy cô giáo bộ môn mà con tôi kể nhưng tôi không nhớ hết.Các thầy cô đã rất tận tụy với con tôi mà chưa bao giờ có chút gì phiền hà vớigia đình tôi hay bất kỳ học sinh nào. Vì vậy, tôi thấy mình có nghĩa vụ phảilên tiếng để bảo vệ những giáo viên vẫn cần cù làm công việc của mình một cáchtrung thực để họ không bị mang tiếng xấu oan.

Tôi không hề có ý định phủ nhậnchuyện có giáo viên nhận tiền hoặc sách nhiễu học sinh nhưng các phụ huynh cũngcó phần lỗi ở trong đó. Như một sinh viên của tôi đã nhận xét: “Trong bài báocó 1 điểm mà em không tán thành nhất, đấy là khi cô này phê phán việc tặng quàthầy cô ở trường.
– Thứ nhất, tặng quà là 1 cách cảm ơn thầy cô vì đãtận tình dạy dỗ, cái này là hoàn toàn hợp lý.

– Thứ hai, tặngquà bị biến tướng thành việc tặng phong bì, chạy đua phong bì… ảnh hưởng đếncả con trẻ (khi thấy bạn mình tặng cô mà mình chưa tặng thì cũng về đòi bố mẹ…)thì đấy là lỗi của phụ huynh là chính (dĩ nhiên thầy cô cũng có phần lỗi, nhưngxuất phát điểm không phải là từ thầy cô). Nếu các bố các mẹ không tặng phongbì, thì thầy cô cũng đâu có đòi đâu, tự các bậc phụ huynh tạo ra tiền lệ xấu đấy,vậy nên có trách thì cũng trách mình trước, đừng có cái gì cũng đổ lỗi cho nềngiáo dục như vậy.
Em thấy có nhiều người rất buồn cười, cứ than thở việctặng phong bì cho thầy cô, tặng rồi lại về chửi thầy cô. Sao lại phải thế nhỉ,không thích thì không làm, đơn giản thôi, sao phải xoắn?”

Giáo viên cũng là người, cũng dễ bị cám dỗ. Nếu chúng ta cứ ấntiền bạc, quà cáp vào tay ép họ nhận thì dần dần họ sẽ quen đi. Lâu dần aikhông có quà họ sẽ khó chịu. Nếu là người xấu họ sẽ tìm cách gợi ý để bạn phảicó quà… Rồi người không nhận quà sẽ thấy mình thiệt và sẽ làm theo.  Phải chăng lý do là như Anh Tư Sang đã nói, ở đâu dân cũng mơ ước như nhau nhưng dân các nước sẽ phấn đấu để biến ước mơ thành sự thực còn dân Việt lại muốn đi tắt. Vì vậy khi thấy thời mở cửa, bằng cấp có thể mang đến nhiều lợi lộc hơn, thay vì rèn luyện con họ lại muốn chạy thầy cô? Sau đó phụhuynh lại đổ lỗi cho giáo dục là tham nhũng!

Phải chăng xuất phát điểm chính làdo ta không chịu chấp nhận sự thực về con mình???

(Bài đã đăng trên Tuần Vietnamnet http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/199615/khong-muon-nhan–van-bi–an-tien–vao-tay.html).

Mot cach nhin ve tham nhung trong giao duc

alt :

No Comments Yet.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *