Kinh nghiệm du lịch (Bài 1)

2 No tags Permalink

Tính đến hôm nay (1/5/2015) mình đã chính thức viếng thăm 40 quốc gia (tức là có ở, có thăm quan, thậm chí có làm việc ít ra vài ngày, loại transit chụp vài tấm ảnh không tính). Trong nước có thể nói là đã đi từ Lũng Cú (cực Bắc của VN) đến Phú Quốc, gần như các điểm du lịch cũng đã đi hết, chưa kể điểm phi du lịch. Tính mình tự do, thích khám phá, không ngại khó ngại khổ nên hầu hết là tự đi. Mình thấy hầu hết người Việt không biết đi du lịch, chỉ chú trọng khoe quần áo, shopping, chụp ảnh.,, nên không hiểu biết nhiều, rất phí. Kể cả du lịch nghỉ dưỡng, chú trọng nghỉ ngơi muốn xứng với đồng tiền của mình cũng cần có hiểu biết và chuẩn bị kỹ lưỡng. Từ lâu đã muốn viết về du lịch mà bận quá, đến share ảnh cũng khó. Trong lúc cao hứng với cảnh đẹp Hà Giang, mình sẽ khơi mào cho serie này. Còn lại thì khi nào rảnh sẽ viết dần vậy.

Kinh nghiem di du lich1

Đi du lịch cũng vất vả không kém chơi thể thao nên phải nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng cho phù hợp với mục tiêu và điều kiện của mình. Như mình đi phải qua các bước sau:

 

1/Lên kế hoạch:

Thông thường mỗi kỳ nghỉ dài, mình thường đi đâu đó. Nơi đến phụ thuộc vào thời gian nghỉ (dài thì đi xa, ngắn đi gần), túi tiền, sức khoẻ (mệt thì đi nghỉ, khoẻ đi khám phá), và ý muốn các thành viên gia đình nữa. Sau khi quyết định sẽ phân công người tìm hiểu thông tin. Mình ham chơi nên sẽ quyết các điểm đi, ông xã cẩn thận nên phân công đi tìm vé máy bay sao cho kinh tế và hợp lý nhất (ví dụ muốn đi nhiều điểm thì làm sao kết nối rẻ và ít mất thời gian), con gái lo tìm hotel. Mình là member của Accor, Club Hotel và Agoda nên hắn có trách nhiệm tìm hotel tốt (theo review trên mạng tripadvisor, Agoda, Booking.com..., ít nhất trên 7đ), có vị trí thuận tiện và giá cả phù hợp.

Rất nhiều người cho rằng hotel chỉ cần basic cho rẻ vì đằng nào cũng chỉ về để ngủ. Mình thì không cùng quan điểm vì hotel chính là nơi nghỉ ngơi, ăn uống và phản ánh trình độ phát triển của quốc gia ấy. Chọn hotel cũng như chọn đại sứ, phải chọn chỗ đàng hoàng, đẹp được thì càng tốt. May mắn là hotel ở châu Á nhiều nơi đẹp mà không đắt như khi mình ở Yogyokarta, Indonesia, hotel Phoenix đẹp mê hồn mà có 50$/đêm! Các trang mình nêu trên rất hay có giảm giá cho hotel, có lúc đến 75%. Còn vé máy bay mình hay mua trên expedia, chọn ngày nào rẻ mà đi vậy dù thời gian đôi khi hơi cắc cớ!

Khi lên kế hoạch điểm đi, mình dựa trên các trang như Tripadvisor, Lonely Planet hay Wikitravel, chọn các điểm có rate cao và phù hợp sở thích. VD mình thích bảo tàng mà không thích Zoo nên chỉ chọn di tích cổ…  Thông thường những việc này phải làm trước cả tháng đến vài tháng để còn thu xếp công việc và để giảm chi phí vì mua vé máy bay hay book hotel càng sớm càng rẻ. Nên chọn loại có thể đổi ngày hay huỷ đề phòng có việc đột xuất, chi phí cao hơn một chút nhưng an toàn hơn. Nếu phải xin visa thì phải lên kế hoạch sớm hơn nữa và nhớ chỉ trả tiền vé và hotel sau khi có visa! (Vụ visa e phải có một bài riêng hoặc có thể tham khảo note Tips xin visa đi Mỹ của mình)

 

2/Chuẩn bị hành lý:

Việc này rất cần tỉ mỉ, chu đáo vì “sểnh nhà ra thất nghiệp”, thiếu những đồ thiết thân như đồ ăn, thuốc.., nhiều khi có tiền cũng không mua được.

Tiền: trong thời buổi toàn cầu hoá hiện nay, nếu đi nước ngoài nhất thiết phải chuẩn bị ít nhất 1 thẻ tín dụng loại phổ biến như VISA hay Master. Amex hay Union, JCB rất hiếm nơi chấp nhận. Mang thẻ an toàn hơn mang tiền mặt, có mất cũng báo khoá thẻ được ngay. Các ngân hàng đều có hotline gọi miễn phí để báo mất thẻ. Chi phí mở thẻ rất rẻ, nhiều ngân hàng mở miễn phí, phí duy trì 150k/năm. Mua hàng bằng thẻ cũng không bị charge gì, chỉ rút tiền mặt là phí cao thôi (4% thì phải, tuỳ bank). Đến Cuba mà vẫn dùng thẻ của Mỹ thì mọi nước đều dùng được. Nhưng vẫn cần đổi tiền địa phương vì những chi tiêu lặt vặt như ăn vặt, mua vé xe bus không trả thẻ được. Kinh nghiệm cho thấy đổi tiền ở VN là rẻ nhất và thuận tiện nhất, cứ lên Hà Trung là xong. Nhưng với những đồng tiền không phổ biến như tiền Indonesia, Philippines, Cuba.. thì nên mang USD theo. Đây là đồng tiền có tính thanh khoản cao nhất trên toàn thế giới như ngân hàng Cuba không nhận USD vì cấm vận nhưng ra chợ đen vẫn rất được giá. Ở các nước Đông nam Á thì đổi tiền ngay sân bay cũng không đắt nhưng với hầu hết các nước khác thì nên đổi ở các kiosk trong thành phố sẽ rẻ hơn. Không nên đổi tiền ở hotel vì phí cao và tỷ giá luôn đắt hơn thị trường.

– Giấy tờ: Hộ chiếu, tiền bạc, giấy mời, bản in địa chỉ hotel… là những giấy tờ thiết thân, không được rời ra kể cả khi đi toilet. Hãy mua 1 túi nhỏ đeo sát người để lúc nào bạn cũng có thể an tâm là không thể để quên. Mất tiền còn có thể vay được, mất hộ chiếu là bạn sẽ thành công dân không quốc tịch, vật vờ ở sân bay không đi cũng không về được. Những chuyện tương tự đã rất nhiều, hãy cảnh giác.

– Thực phẩm: vụ này rất quan trọng vì “có thực mới vực được đạo”, thức ăn nhiều nước rất khó ăn như đồ Thái cay kinh khủng, đồ Nhật vừa đắt vừa nhạt nhẽo (sry các tín đồ Japanese Food). Nhìn chung mình khá dễ ăn nên chỉ mang mì tôm để ăn them khi lỡ bữa. Bạn nào khó tính có thể mang ruốc, muối vừng… Nhưng lưu ý một số nước như Hàn, Mỹ cấm mang thực phẩm trừ hàng đóng gói công nghiệp. Nên vào website các sân bay kiểm tra các quy định hoặc hỏi người đã đi trước để chuẩn bị.

Thuốc: Đây là chuyện sống còn nhất là với những người mắc bệnh kinh niên. Nước nào cũng cho mang thuốc thoải mái, trừ thuốc Bắc. Hãy chuẩn bị thuốc đau bụng, thuốc cảm, say xe.. và tất cả những loại thuốc cần cho cá nhân bạn. Mua thuốc ở nước ngoài cần có đơn của bác sĩ, rất đắt và rắc rối nên chuẩn bị trước vẫn hơn.

Quần áo, giày dép: Hãy chuẩn bị những quần áo phù hợp với chuyến đi của bạn. Nếu không phải tham gia tiếp tân gì thì hãy chọn những bộ thoải mái, dễ di chuyển. Vì chi phí giặt rất đắt và ở hotel không có chỗ phơi (trừ đồ lót), bạn nên mang đủ quần áo để thay cho cả chuyến đi. Đừng để Việt nam được lên báo vì phơi đồ lót ở sân batnhw du khách TQ này. Giày dép cũng rất quan trọng. Ở nước ngoài chủ yếu là đi bộ, riêng đi tỏng các khu shopping cũng đủ chết nên hãy chọn loại giày bền, dễ đi bộ và nếu được hãy mang ít nhất 2 đôi để phòng xa. Nhìn những chị phụ nữ mặc váy dài, liêu xiêu trên đôi giày cao gót, mà phấn son cũng không che được nét nhăn nhó vì đau chân, thật tiếc cho số tiền bỏ ra để đi du lich mà chẳng nhìn được gì mấy, lại còn làm phiền người khác.

Hành lý nên để trong 2 valy, 1 xách tay với những vật dụng cho ít nhất 1 ngày để nếu hành lý có bị thất lạc bạn vẫn sống sót, và 1 valy gửi theo máy bay. Valy gửi nên có khoá và là loại có thể mở rộng để chuẩn bị cho tình huống mua sắm quá tay mà phụ nữ khó tránh được. Valy nên là loại có bánh xe vì ở nhà bạn có thể cho là không cần thiết nhưng khi đi bộ bài trăm mét, bạn sẽ có ý kiến khác ngay! Mình từng đi công tác với 1 nàng đeo túi, sau 200m nàng liền xin để lên valy của mình và mình thành con lừa cho nàng. Khi chán quá mình bảo nàng kéo đi thì nàng dỗi, làm chuyến đi rất mất vui.

Hãy chuẩn bị để có thể tự lập và đừng thành gánh nặng cho người khác. Có như vậy bạn mới có thể có một chuyến đi vui vẻ, bổ ích!

 

(Vụ đi chơi phải để lần sau nhé)

Kinh nghiem di du lich2

alt :
2 Comments
  • Thuong Nguyen
    July 19, 2015

    Series bài này cực kỳ bổ ích, chị Ánh ạ. Em cũng thuộc dạng “già dơ” trong việc đi công tác và/hoặc đi du lịch, số nước đã đến tương đương chị mà vẫn thấy những điều chị nói là cực kỳ thiết thực. 12/8 em đi Mỹ, nhưng mọi thứ đã chuẩn bị xong từ hơn 1 tháng trước rồi…

    • nguyenhoanganh
      October 26, 2022

      Thank you for support!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *