Nguồn gốc ngày 20/11

0 No tags Permalink

Những năm 60-80, ngày 20/11 thường được gọi là Ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo kèm theo chữ viết tắt là FISE. Đầu những năm 80 trởđi, 20/11 được gọi là Ngày Nhà giáo VN nhưng khi lên Truyền hình, Biên tập viênlại nói với mình Đài họp thống nhất gọi 20/11 là Ngày Hiến chương Nhà giáo Việtnam. Wikipedia Việt nam cũng gọi như vậy, cứ loạn cả lên, chả biết đường nào màlần[1].

Cách gọi ấy là nhiều người lầm tưởng có 1 văn bản gọi là Hiến chương nhà giáo ở Việt nam nhưng thực tế chưa bao giờ có (chả có giới nào ở VN dám có bản tuyên bố độc lập nào, chứ đừng nói đến Hiến chương – Charter). Thực ra trên thế giới rất nhiều nước có Ngày Nhà giáo vào những ngày khác nhau như Wikipedia đã thống kê[2]. Còn UNESCO quy định ngày Nhàgiáo thế giới là ngày 5/10 để “represents a significant token of the awareness, understanding and appreciation displayed for the vital contribution thatteachers make to education and development”. Hiện nay có 20 nước kỷ niệm chungngày này và 11 nước cùng kỷ niệm vào ngày 28/2 cùng hàng chục nước khác kỷ niệmvào những ngày khác nhau như 7/3 (Albania), 11/9 (Argentina)…

Theo mình biết, nguồn gốc của ngày này ở Việt nam như sau:
Tháng7-1946 có một tổ chức Quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủđô nước Pháp) đã lấy tên là F.I.S.E (Fédertion International Syndicale desEnseignants – Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục).
Nǎm 1949tại hội nghị Varsaw (Varsovie- thủ đô Ba Lan) FISE xây dựng một bản “Hiếnchương các nhà giáo” gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là “đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phongkiến, xây dựng nền giáo dục tiến bộ bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thầnchính đáng của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghềdạy học và nhà giáo”.
Trong nhữngnǎm kháng hiến chống thực dân Pháp xâm lược, công đoàn giáo dục Việt Nam đãquan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế trên toàn thế giới. Sau khithành lập một thời gian ngắn (thành lập ngày 22-7-1951) Công đoàn giáo dục ViệtNam đã được kết nạp làm thành viên của FISE. Tại hội nghị FISE năm 1957 tổ chứcở Varsaw, Công đoàn giáo dục Việt Nam quyết định lấy ngày 20-11-1958 ngày”Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” lần đầu tiên được tổ chức trêntoàn miền Bắc nước ta. Những nǎm sau đó ngày này còn được tổ chức ở các vùng giảiphóng ở miền Nam.

Sau ngàyđất nước được thống nhất, ý nghĩa của quốc tế hiến chương các nhà giáo đã hoànthành sứ mạng vì từ nay giáo giới Việt Nam thống nhứt giáo dục theo định hướngxã hội chủ nghĩa. Song do ngày 20-11 đã trở thành truyền thống của ngành giáo dục,ngày 28-9-1982 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định số 167-HĐBT về ngàynhà giáo Việt Nam. Nội dung quyết định có những điều khoản sau:

Điều 1: Từ nay hàng nǎm sẽ lấy ngày 20-11 là ngày nhàgiáo Việt Nam
Điều 2: Để ngày 20-11 có ý nghĩa thiết thực hàng nǎmtừ tháng 10 các cấp chính quyền và toàn thể cần họp để xem xét tình hình côngtác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việcđã làm và đề ra những việc cấp tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viênphát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất vànǎng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có nhữnghoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của ngườigiáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệmvụ cao cả của mình.
Điều 3: Việc tổ chức ngày 20-11 hàng nǎm do Uỷ banNhân dân và Hội đồng các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và cácđoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thǎm hỏigiáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thểtổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.
Việc tổchức này nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránhhình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Điều 4: Trong ngày 20-11 các trường có thể sắp xếp lạiviệc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt củatrường và địa phương[3].

Vì vậy,theo mình hiểu thì ngày 20/11 chỉ nên gọi là Ngày Nhà giáo Việt Nam vì chúng ta không còn liên quan gì đến FISE nữa! Chưa kể cách kỷ niệm của VN cũng hoàn toàn xa lạ với tinh thần của FISE là chỉ “making the specificcontribution of educational workers to the permanent actions for socialprogress and the defense of peace and to the struggle of the working classand the peoples against the monopolies, imperialism, colonialism , neocolonialism in conformity with the basic aims and general orientation of the WFTU.
FISE determines its orientation and its activities without foreigninterference in complete independence from political parties andgovernments”.
(Xem websitecủa FISE ở đây: http://wftufise.org/en/)

Có ngày 20/11cũng rất vui nhưng cái gì của Caezar hãy trả lại cho Caezar thôi!

(Bài viết này thay cho lời tri ân với những đồngnghiệp, thầy cô giáo cũ mà do quá bận bịu mình chưa trực tiếp gửi lời cám ơn được.Đây cũng là một lời cám ơn chân thành đến những lời khen ngợi chúc mừng, độngviên của các bạn bè, sinh viên cũ trong những ngày này.
Mong chúng ta sẽ giữ đúng tinh thần “Tôn sư –Trọng Đao” để có một ngày 20/11 thật vui và ý nghĩa)

[1]Ngày Nhà giáo Việt nam, http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A0y_Nh%C3%A0_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam[2] Teachers’ Day,http://en.wikipedia.org/wiki/Teachers%27_Day
[3]Ngày Nhà giáo Việt Nam http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A0y_Nh%C3%A0_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam

alt :

No Comments Yet.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *