Tính cách quyết định số phận – Sự phẫn hận của người Hàn

0 No tags Permalink
sách, hơi nát vì "gối đầu giường", hihi

sách, hơi nát vì “gối đầu giường”, hihi

Như mình đã nói, do công việc mình phải làm việc khá nhiều với người Hàn và cảm thấy rất mâu thuẫn. Một mặt họ rất hiệu quả, nhiệt tình, bóng bẩy; mặt khác lại có thể rất thô lỗ, lạnh nhạt và kinh khủng.

Hallyu đã làm người Việt, kể từ quan chức đến dân chúng chỉ nhìn thấy vẻ ngoài mà người Hàn muốn trưng ra,trong khi chính người Hàn cũng khẳng định họ không phải như vậy. Giữa hình ảnh những người Hàn đẹp đẽ, yêu say đắm, hát hay, nhảy giỏi trên phim ảnh và những ông chủ HQ thô lỗ, đánh công nhân, say sưa bét nhè, đâu là hình ảnh thật củangười Hàn???

Mình đọc rất nhiều nghiên cứu về HQ, thậm chí cũng có khoảng 5-6 paper cả trong và ngoài nước về Hàn nhưng cuốn sách giải thích hay nhất về vấn đề này là cuốn “The Birth of Korean Cool” của nữtác giả Euny Hong, một Hàn Kiều sống ở Mỹ là cuốn theo mình là hay nhất. Cuốn này thậm chí còn là một trong những best seller năm 2014. Cuốn sách có cái nhìnsâu sắc cuả người trong cuộc và khách quan của người ngoài cuộc, lại viết rấtchuyên nghiệp vì tác giả là nhà báo khá nổi tiếng ở Mỹ đã giải thích khá đầy đủ lịch sử phát triển của HQ từ sau Chiến tranh Triều Tiên, bí mật trong văn hóa Hàn Quốc và chìa khóa của “Điều kỳ diệu trên sông Hàn” (The Han’s Miracle).

Mình công bố vài đoạn tiêu biểu ở đây và đang tìm kiếm Nhà XB nào có thể hợp tác để dịch cuốn này ở VN, sẽ rất bổ ích không chỉ cho giới nghiên cứu mà cả các nhà kinh doanh, hoạch định chính sách và cả nam thanh nữ tú đang si mê Hallyu nữa!

Sự phẫn hận

(Trích đoan chương 4- Tính cách quyết định số phận – Sự phẫn hận của người Hàn)

“[NGƯỜI HÀN QUỐC] là những người LẠNH LÙNG VÀ PHŨ PHÀNGNHẤT thế giới”, Ian Fleming đã viết như vậy trong Goldfinger, còn nói thêm rằng người Hàn không hề trân trọng cuộc sống.Trong một cảnh phim, kẻ thủ ác đã giải thích với James Bond đấylà lý do hắn ta chỉthuê người Hàn Quốc làm vệ sĩ giữa muôn vàn những tên cao thủ karate to con, hằmhè và chẳng ra người ra ngợm ở Oddjob, những kẻ cắt đầu người ta chỉ bằng mộtcú tung chiếc mũ quả dưa cạnh sắc như dao cạo vào họ.

Lời miêu tả của Fleming về người Hàn Quốc nghe có hơi hướmphân biệt chủng tộc, nhưng sự phản kháng trong tôi lại bị kiểu cảm giác ngượngngùng “Sao ông ấy biết?” phản lại.

Để hiểu được động lực thúc đẩy người Hàn Quốc đưa đất nướctrở nên giàu có, bạn cần biết rằng Hàn Quốc đã luôn là một thằng nhóc bị số phậnchèn ép trong suốt năm ngàn năm. Bán đảo này đã từng bị xâm chiếm bốn trăm lầntrong quá khứ nhưng chưa từng xâm chiếm bất kỳ nơi nào khác, trừ phi bạn tính cảsự tham gia của Hàn Quốc và cuộc chiến tranh Việt Nam (1)

Điều này dẫn đến một điều khá đặc biệt, chỉ Hàn Quốc mớicó: đó là sự căm giận được hình thành dần theo năm tháng, người Hàn gọi là han. Tôi thường hay nghi ngờ nếu một ai đó nói rằng từ này không thể chuyển ngữ được, nhưng han quả thực không thể chuyển ngữ được.

Về lý thuyết, chỉ người Hàn có han. Han bắt nguồn tự việc họ thấy rằng vũ trụ sẽ không bao giờ trảnổi món nợ này cho họ, không bao giờ (Chúng ta hiếm khi nghe được về sự tha thứcủa người Hàn)

Han không bao giờchấm dứt. Đó không phải là thù hận thông thường. Đạo diễn người Hàn ParkChan-wook (phim Oldboy, Stoker) đãnói với tôi: “Han chỉ xuất hiện khi bạnkhông thể trả thù thích đáng, khi sự trả thù của bạn bất thành” (tuy vậy, cũngphải nói rằng đạo diễn Park nhấn mạnh phim của ông không hề liên quan đến han)

Mẹ tôi đã miêu tả hanthế này: “Khi số phận mang đến những chuyện buồn trong một khoảng thời giandài, không phải do con quyết mà được”. Tôi bảo bà cho tôi ví dụ về han, và tôi thấy những ví dụ đó thật tànnhẫn: “Nếu một đứa bé bị bố mẹ bỏ rơi và phải đau khổ trong suốt thời thơ ấu vìkhông có ai chăm nom, nó sẽ có han vớibố mẹ nó. Nếu một người phụ nữ kết hôn khi còn trẻ, sau đó lại bị chồng bỏ rơivì người đàn bà khác và không để cho cô vợ đó chút tiền nào, cô ta sẽ tự có han với người chồng và với chính mình.Cuối cùng, người Hàn Quốc có han vớingười Nhật Bản”.

Nhưng người Hàn Quốc lại không nghĩ han là mặt hạn chế của họ, họ không hề nghĩ đến việc đưa han vào danh sách những đặc điểm cầnthay đổi của người Hàn Quốc.

Từ “han” xuấthiện rất nhiều lần trong các cuộc phỏng vấn tôi thực hiện khi viết cuốn sáchnày. Khi tôi hỏi người đồng sáng tạo của bộ phim truyền hình Hàn Quốc nổi tiếng“Bản tình ca mùa đông” Kim Eun-hye rằng tại sao phim Hàn có nhiều tình tiết khổsở thế, bà nói: “À, cô biết đấy, người Hàn Quốc có quá nhiều han”. Khi tôi hỏi một nhà điều hành côngty âm nhạc hàng đầu rằng vì sao những bài hát Hàn Quốc cũ quá đau buồn, ông ấycũng nói: “Người Hàn Quốc có quá nhiều han”.

Han hoàn toàntrái ngược với Karma (nghiệp). Karma có thể hết dần theo từng kiếp, han thì không. Han chỉ có tích lũy và tăng dần theo thời gian, truyền từ đời nàyqua đời khác. Hãy tưởng tượng câu chuyện về Job, trừ phi Chúa cho ông ta mộtgia đình mới với sự giàu có tương tự, bằng không ông ta sẽ phải tái sinh với sựđau khổ một lần lại một lần.

Một ví dụ vững chắc về sự tồn tại dai dẳng của han chính là bài hát biểu tượng của HànQuốc – không phải quốc ca – bài hát đại diện cho Hàn Quốc phổbiến nhất: một bài dânca tên “Arirang”. Nó đã xuất hiện từ rất lâu đến nỗi không biết bài hát này giờbao nhiêu tuổi. Rất Triều Tiên, thậm chí cả Bắc Triều Tiên cũng cho phát trênchương trình tin tức và coi đó là biểu tượng của họ. Buổi biểu diễn khổng lồ vớihàng ngàn người của họ cũng được đặt tên là Arirang Games.

Bài hát này nói về cái gì? Ở đoạn một, một người tình bịbỏ rơi hát rằng “Anh – kẻ đã vứt bỏ tôivà ra đi, tôi mong rằng anh sẽ bị loét chân trước khi anh kịp đi được mười dặm (2)”.(Những đoạn tiếp thiên về sự tuyên bố về một tình yêu bình thường)

Đoạn đầu rất hằn học và đầy hận thù. Dù vậy, người Hàn Quốcvẫn sử dụng nó làm bài hát đại diện trên trường quốc tế mà không hề có ý địnhthay đổi lời. Họ không thắc mắc rằng liệu phát sóng công khai loại lời thoạinày có ổn hay không.

Han khiến tôi nhớđến khái niệm của Carl Jung về ký ức phân biệt chủng tộc – một ý tưởng cho rằngtrải nghiệm với một chủng tộc nào đó có thể di truyền. Rằng ký ức của tổ tiên đềuđược mã hóa trong DNA, hoặc ít nhất là trong vô thức của chúng ta. Chứng loạnthần kinh của thế hệ bây giờ bắt nguồn từ sự thống khổ của tổ tiên của chúngta.

Han không chỉ cónghĩa là bạn ghét những người đã làm sai với bạn đời đời kiếp kiếp mà bất kỳngười nào đó trong cuộc sống của bạn cũng có thể thổi bùng lên ngọn lửa han. Những người chen lấn với bạn tronglúc tham gia giao thông hoặc làm bạn thất vọng về mối quan hệ bạn bè với họcũng có thể mở khóa sự giận dữ tích tụ qua nhiều thế hệ. Tôi chưa bao giờ thấynơi nào có nhiều trận đánh đấm trên đường phố,nhiều người xa lánh bạn bè mìnhnhư ở Hàn Quốc.

Có người còn nói rằng ai cũng có thể chết vì han. Căn bệnh do han gây ra được gọi là hwa-byongtrong tiếng Hàn, có thể gọi là “bệnh căm giận”. Căn bệnh này cũng được đưa vàodanh sách “bệnh đặc trưng của nền văn hóa” ở Phụ lục 1 của cuốn Chẩn đoán và Thống kê dữ liệu về các bệnh Rốiloạn Tâm thần, xuất bản lần thứ tư (DSM-IV)

Tôi rất ngạc nhiên khi trong quá trình nghiên cứu để viếtquyển sách này, rất nhiều người Hàn Quốc gắn liền thành công của đất nước họ vớihan. Về mặt nào đó thì cũng có lý. Mộtchủng tộc luôn luôn sống trong đe dọa có thể sống sót trong mọi hoàn cảnh.

PS: cám ơn Trà My đã giới thiệu một cuốn sách hay, Phương Linh đã khuân về cho mẹ và Huyền My đã bỏ công dịch!

Mục lục của sách, không quá dày nên cũng dễ đọc

Mục lục của sách, không quá dày nên cũng dễ đọc

 

alt :

No Comments Yet.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *