To: my daughters and their friends!
Một trong những bài hát mẹ ưa thích nhất là bài “Blowing in the wind” của Bob Dylan. Đây là một ca sĩ Mỹ đã có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội Mỹ thập kỷ 60. Lời bài hát này thật vô cùng tuyệt vời:
BLOWIN’ IN THE WIND
Bob Dylan
How many roads must a man walk down
Before you call him a man?
How many seas must a white dove sail
Before she sleeps in the sand?
Yes, ‘n’ how many times must the cannon balls fly
Before they’re forever banned?
The answer, my friend, is blowin’ in the wind,
The answer is blowin’ in the wind.
Yes, ‘n’ how many years can a mountain exist
Before it’s washed to the sea?
Yes, ‘n’ how many years can some people exist
Before they’re allowed to be free?
Yes, ‘n’ how many times can a man turn his head,
Pretending he just doesn’t see?
The answer, my friend, is blowin’ in the wind,
The answer is blowin’ in the wind.
Yes, ‘n’ how many times must a man look up
Before he can see the sky?
Yes, ‘n’ how many ears must one man have
Before he can hear people cry?
Yes, ‘n’ how many deaths will it take till he knows
That too many people have died?
The answer, my friend, is blowin’ in the wind,
The answer is blowin’ in the wind.
THOẢNG BAY THEO GIÓ
Bản dịch của Trần Ngọc Cư
Bao nhiêu nẻo đường một kẻ ngược xuôi
Trước khi bạn mới gọi nó là người?
Bao nhiêu biển khơi bồ câu sải cánh
Trước khi về nằm trong cát ngủ vùi?
Phải bao nhiêu lần tên bay đạn bắn
Trước khi vũ khí bị cấm đời đời?
Lời đáp, bạn ơi, thoảng bay theo gió,
Câu trả lời đà theo gió thoảng bay.
Phải bao nhiêu năm hòn núi ù lì
Trước khi núi kia bị trôi xuống biển?
Phải bao nhiêu năm người ta hiện diện
Trước khi được làm những kẻ tự do?
Biết bao nhiêu lần một người ngoảnh mặt
Giả vờ như không thấy không nghe?
Lời đáp, bạn ơi, thoảng bay theo gió,
Câu trả lời đà theo gió thoảng bay.
Phải bao nhiêu lần một kẻ ngó lên
Mới nhìn thấy ra bầu trời xanh thắm?
Bao nhiêu lỗ tai một người phải sắm
Mới nghe được là có tiếng kêu than?
Bao nhiêu mạng người phải chịu thác oan
Hắn mới hiểu ra sao quá nhiều người phải chết?
Lời đáp, bạn ơi, thoảng bay theo gió,
Câu trả lời đà theo gió thoảng bay.
Ngay câu đầu tiên đã vô cùng ấn tượng: “How many roads must a man walk down/ Before you call him a man?”. Không phải ai do người sinh ra có thể ngay lập tức xứng đáng được gọi là người. Người ta phải rèn luyện để trở thành người, nếu không có rất nhiều “human beings” but their behaviour are very unhuman!
Nói rộng ra, việc gì ở đời cũng vậy. Không phải vì sinh ra được con cái mà đã trở thành bố mẹ, phải học mới làm bố mẹ được. Mẹ không tán thành với lý thuyết giáo điều của Đạo Khổng, buộc con cái phải phục tùng bố mẹ vô điều kiện mà không buộc bố mẹ phải tôn trọng con cái mình. Có lẽ vì thế, thời gian qua ở Việt Nam mới nhiều chuyện cha mẹ đối xử tồi tệ với con cái như vậy. Nhưng ngược lại, truyền thống Phương Đông coi con cái là Trung tâm đời sống của cha mẹ cũng làm nhiều bậc cha mẹ nuông chiều con quá mức (không biết có mẹ trong ấy không, hic hic, vì mẹ thú thật là cưỡng lại các con là điều khó khăn nhất trong đời mẹ). Thêm vào đó, nền giáo dục ngớ ngẩn, chỉ chăm chăm dạy trẻ con những chuyện đâu đâu cũng đã tạo nên một số cá nhân trong thế hệ trẻ thiếu đi những tình cảm cơ bản nhất của con người. Nhiều người trẻ không hiểu rằng, không phải mình được bố mẹ sinh ra đã xứng đáng làm con cái.
Gia đình là một xã hội thu nhỏ. Xã hội nào cũng cần có hình thái tổ chức phù hợp mới bền vững được và mới làm chỗ dựa tốt cho các thành viên của mình. Bài viết này của một cô bạn trên blog của mẹ, hiện là giảng viên Học viện Báo chí tuyên truyền. Tất cả chúng ta hãy cùng đọc và rút ra kết luận cho mình nhé!
Mày là bố tao hay tao là bố mày?
Sắp đến ngày giỗ bác trai mình rùi. Tự nhiên, mình lại nhớ đến câu bác hay mắng khi bọn mình “lạm dụng tình cảm người trên”. Bác bảo: “Daân chủ quá trớn rồi đấy”. Tự nhiên muốn viết vài dòng về cái sự dân chủ quá trớn trong gia đình, để lúc nào Linh thi xong, đọc cho bít mẹ nghĩ gì. Lúc con thi xong, khéo mình lại quên mất (Có tuổi rùi, nhớ gì nói lun. Hic).
Qua quan sát của mình, nhiều nhà cha mẹ chưa làm đúng trách nhiệm với con cái, nhưng cũng có nhiều nhà “Tôm lộn cứt lên đầu”, được bố mẹ nuôi dạy, yêu thương, trao quyền… quên mất mình là con. Bố mẹ bị sai phái, bị …chỉ đạo, thậm chí bị coi như… cà mè một lứa, và cả lứa…dưới nữa Hic. Có lần, gặp cảnh con cái phán xét bố mẹ, trong đầu mình bật ra câu hỏi “Không bít ai trong 2 người này là bố nhỉ?. Nếu mình là ông bố, mình sẽ nói nhỏ, giọng trầm với thằng con: Mày là bố tao hay tao là bố mày? Hic”. Xã hội đảo lộn giá trị, không bít đằng nào mà lần.
Hà Linh bảo mẹ: Khi nào con lớn, làm được tiền, thế nào con cũng làm một ngôi nhà thật đẹp, các tường kính trong suốt, mời mẹ về ở với con. Mình cười: “Mẹ không ở đâu. Mẹ ở nhà mẹ chứ. Để có thể rủ bạn đến chơi thoải mái, để không ảnh hưởng đến con cái, để không bị ảnh hưởng bởi con cái, ..”. Linh bảo: “Mẹ ở với con có tốt hơn không. Mẹ vẫn có thể mới bạn đến nhà mà. Con có gây phiền phức cho mẹ đâu.” Mình cười: “Mẹ có quyền quyết định mẹ sống ở đâu. Mẹ là MỘT CON NGƯỜI mà. Không phải vì đẻ con ra, vì rất yêu con mà mẹ để con tước mất QUYỀN LÀM NGƯỜI TỐI THIỂU của mẹ . Mẹ tin là con yêu mẹ đến mức sẽ không quên gọi điện thoại và về thăm mẹ, con sẽ thường xuyên về nhà chăm sóc mỗi khi bố mẹ ốm, và trong lòng con vẫn cứ mãi yêu bố mẹ, dù con ở đâu, với ai, như thế nào”.
“Sinh con rồi mới sinh cha. Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông.” Tức là đẻ con ra rùi thì mới học cách làm cha mẹ, mới ý thức và thực hiện vai trò làm cha mẹ.
Làm cha mẹ thời này khó hơn. Vì trách nhiệm của cha mẹ được ghi trong công ước LHQ về Quyền trẻ em, trong các văn bản pháp luật, và cả trong đầu óc của trẻ em nữa. Trẻ em biết là mình có quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, được tôn trọng, được tham gia….
Làm cha mẹ thời này khó hơn vì nhu cầu vật chất và tinh thần của tất cả các thành viên trong gia đình đều cao hơn. Cha mẹ phải kiếm tiền nhiều hơn, phải thông minh hơn, làm việc chất lượng hơn để còn có thời gian… cho con cái, để yêu con, và yêu… mình nữa.
Trẻ bây giờ thông minh hơn, môi trường tốt hơn, nên cũng đòi hỏi nhiều hơn ở cha mẹ, từ trách nhiệm đến tình cảm. Con cái bây giờ có kiến thức và khả năng đánh giá. Đó là điểm mấu chốt của vấn đề. Ừ, con có quyền nhận xét, đánh giá… mọi việc, nhưng con đừng quên rằng: chưa nói đến góc độ đạo lý, khi con đòi quyền làm người của mình, thì phải tôn trọng quyền làm người của người thế hệ trước, của những người sinh ra con, không được tước quyền của họ.
Một gia đình hạnh phúc là mọi người đều cảm thấy hạnh phúc, được tôn trọng, được thể hiện, được phát triển, được yêu thương. Họ thấy giá trị của mình trong gia đình ấy. Đừng nhân danh tình cảm mà tước các quyền tối thiểu khác của người thân yêu của mình. Và Hà Linh với lại Xuân Bị ạ, đừng để ai đó khi thấy cả gia đình đi chơi, hay đến thăm nhà ta, không biết “thằng nào là bố, thằng nào là con”, và thương cho phận làm người khốn khổ khi sinh ra những đứa con có khả năng “làm bố” trong nhà của cha mẹ. Hic hic
CON NGƯỜI mà. Không phải vì đẻ con ra, vì rất yêu con mà mẹ để con tước mất QUYỀN LÀM NGƯỜI TỐI THIỂU của mẹ . Mẹ tin là con yêu mẹ đến mức sẽ không quên gọi điện thoại và về thăm mẹ, con sẽ thường xuyên về nhà chăm sóc mỗi khi bố mẹ ốm, và trong lòng con vẫn cứ mãi yêu bố mẹ, dù con ở đâu, với ai, như thế nào”.
“Sinh con rồi mới sinh cha. Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông.” Tức là đẻ con ra rùi thì mới học cách làm cha mẹ, mới ý thức và thực hiện vai trò làm cha mẹ.
Làm cha mẹ thời này khó hơn. Vì trách nhiệm của cha mẹ được ghi trong công ước LHQ về Quyền trẻ em, trong các văn bản pháp luật, và cả trong đầu óc của trẻ em nữa. Trẻ em biết là mình có quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, được tôn trọng, được tham gia….
Làm cha mẹ thời này khó hơn vì nhu cầu vật chất và tinh thần của tất cả các thành viên trong gia đình đều cao hơn. Cha mẹ phải kiếm tiền nhiều hơn, phải thông minh hơn, làm việc chất lượng hơn để còn có thời gian… cho con cái, để yêu con, và yêu… mình nữa.
Trẻ bây giờ thông minh hơn, môi trường tốt hơn, nên cũng đòi hỏi nhiều hơn ở cha mẹ, từ trách nhiệm đến tình cảm. Con cái bây giờ có kiến thức và khả năng đánh giá. Đó là điểm mấu chốt của vấn đề. Ừ, con có quyền nhận xét, đánh giá… mọi việc, nhưng con đừng quên rằng: chưa nói đến góc độ đạo lý, khi con đòi quyền làm người của mình, thì phải tôn trọng quyền làm người của người thế hệ trước, của những người sinh ra con, không được tước quyền của họ.
Một gia đình hạnh phúc là mọi người đều cảm thấy hạnh phúc, được tôn trọng, được thể hiện, được phát triển, được yêu thương. Họ thấy giá trị của mình trong gia đình ấy. Đừng nhân danh tình cảm mà tước các quyền tối thiểu khác của người thân yêu của mình. Và Hà Linh với lại Xuân Bị ạ, đừng để ai đó khi thấy cả gia đình đi chơi, hay đến thăm nhà ta, không biết “thằng nào là bố, thằng nào là con”, và thương cho phận làm người khốn khổ khi sinh ra những đứa con có khả năng “làm bố” trong nhà của cha mẹ. Hic hic”
Leave a Reply