Hôm nay xem chương trình Sự kiện và Bình luận với bác Văn Như Cương. Theo chương trình là 80% Thủ khoa năm nay là con em gia đình nghèo vì các em có động lực mạnh hơn để thoát nghèo, trong khi các em từ gia đình khá giả không có động lực mạnh như vậy! Bác Văn Như Cương cho biết VN có tỷ lệ bỏ học cao nhất Đông nam á và nằm trong top ten các quốc gia có sinh viên bỏ học trên thế giới. Đồng ý với bác là rất đáng tiếc khi sinh viên sau khi đỗ lại bỏ học, bỏ qua cơ hội học vấn, thậm chí là cơ hội đổi đời. Nhưng đã có ai điều tra xem sau 10 năm, 20 năm những thủ khoa ngày ấy sẽ trở thành như thế nào không nhỉ? Việt Nam có vẻ quảng cáo quá nhiều về việc học sinh nghèo đỗ thủ khoa nhưng như mình quan sát, sinh viên nhà nghèo thường không tiến xa. Bị áp lực bởi quá khứ, các em thường chỉ mong có một việc yên ổn, kiếm tiền dễ dàng, thiếu tầm nhìn xa. Mình vẫn nghĩ nếu Ngô Bảo Châu là con nhà nghèo, chắc anh sẽ thỏa mãn với chức danh Giáo viên Đại học chứ chắc chả nghĩ đến nghiên cứu với giải thưởng làm gì cho đau đầu, lại rủi ro. Vì vậy, đỗ đạt chỉ là bước đầu, chính tầm nhìn và khát vọng mới đưa mình đi xa!
Tiếc rằng tầm nhìn k tự dưng mà có, nhất là khi bố mẹ nghèo thường kìm hãm con vì e ngại rủi ro và quá dễ thoả mãn. Ví dụ quá nhiều bố mẹ bắt con học xong về nước, bất kể tương lai con ra sao! Cô rất trân trọng cố gắng của học sinh nghèo vì chồng cô, bạn bè cô và cả cô cũng thế. Cô không trách việc mọi người muốn thoát khỏi cảnh nghèo nhưng cô trách họ không có ước mơ. Bố mẹ họ cày ruộng, bán hàng xén thì họ cũng cày chữ, bán xén chữ. Họ không chỉ huỷ hoại cơ hội thực sự thành trí thức của bản thân mà còn kéo cả nền giáo dục, học thuật của VN xuống hố!
Leave a Reply