ĐƠN XIN NGU

0 No tags Permalink

(Để chào mừng sự kiện theo báo cáo mới nhất của WEF (Diễn đàn Kinh tế Thế giới), chất lượng hệ thống Giáo dục Việt Nam năm 2013 tụt 23 bậc, từ thứ 72 năm 2012 xuống thứ 95 năm 2013, đứng áp chót trong khối ASEAN, thua cả Campuchia và Brunei!).
Kính gửi: Thượng đế

Kính gửi: Chúa trời

Kính gửi: Ngọc Hoàng

Và các chức sắc tương đương.
Con tên là Nguyễn Văn Tèo, hai mươi lăm tuổi, địa chỉ thành phố, xin gửi tới Thượng đế lời khẩn cầu tha thiết như sau:
Đầu tiên, con chân thành cám ơn ngài đã sinh ra contrên cõi đời này, để con được biết thế nào là đêm trăng, là vầng thái dươngchói lọi. Con được nghe tiếng líu lo của chim hót, tắm mình trong vẻ xanh biếccủa biển khơi, để con hiểu thế nào là nét dịu dàng của mùa thu, nét tươi tắn củamùa hè và nét lộng lẫy của mùa thi hoa hậu.

Ngaytừ nhỏ, con đã được ngài chỉ ra phải cố gắng học hành. Ngay từ buổi đầu họchành, con đã được giáo dục rằng trí khôn là điều quan trọng nhất của loài người.Nhờ trí khôn ta phân biệt được cái đẹp với cái gần như đẹp, cái vĩ đại với cáigiả vĩ đại và ta cũng sẽ không nhầm lẫn giữa cái trong sáng và cái ngớ ngẩn.Tóm lại, có trí khôn sẽ có tất cả, ai khôn nhiều sẽ được nhiều, ai khôn ít sẽđược ít và không khôn tí gì thì cũng chả được tí gì.

Chínhdo hiểu như thế, con ra sức học hành, rèn luyện đầu óc để có được một lượng tríkhôn khá phong phú. Con đinh ninh mình sẽ đứng vững, và nếu gặp may, sẽ tiếnlên.

Ngài ơi, con nhầm.
Khi tốt nghiệp ra trường, con mới phát hiện rằng, ởmột số nơi, đặc biệt là những nơi “ngon”, càng khôn, hay nói cách khác, càng tỏ ra biết nhiều càng chết!
Vì sao thế?

Vì người khôn là người phát hiện ra cái hay, cái đúng. Nhưng nếu sếp mình không phát hiện mà mình lại nhanh nhẩu tìm ra trước, vội vàng công bố nó lên thì nhiều khả năng mình sẽ suốt đời bị ghét bỏ, muôn kiếp không lên lương, lên chức gì được.

Đấy là mới nói ở công ty. Khi đi ra đến ngoài đường, người khôn là người chấp hành răm rắp luật lệ giao thông, không bao giờ vượt đèn đỏ hoặc chạy ngược chiều. Hậu quả là sẽ luôn đến trễ, luôn bị chúng nó ép bẹp dí hoặc ngửi hít khói tơi bời.

Tronglĩnh vực đơn từ, giấy phép, cũng tại khôn quá nên con hiểu là hãy làm đúng thủ tục, chấp hành nghiêm luật lệ, xếp hàng theo thứ tự. Thế nên toi ! Thế nên mọithứ đều chờ nửa thế kỷ mới được duyệt. Trong khi những đứa kém khôn nhưng biết nhờ tới “cò” tung tăng ra về, vừa đi vừa ca hát thì con ngồi mốc meotrong xó và thổn thức ngóng chờ ngày nọ tháng kia.
Ở lĩnh vực ăn uống, trí khôn ngoan, hiểu biết còngây ra nhiều sai lầm vô cùng tai hại. Do khôn nên tin tưởng vào những điều ghitrong giấy xác nhận an toàn thực phẩm, tin vào nhãn hiệu hoặc bằng khen vệsinh. Hậu quả là bụng đầy hàn the, dạ dày đầy đường hóa học và phẩm màu quáđát, thân thể nhiễm độc, đi cấp cứu liên miên.
Trong tình yêu, do quá khôn nên con ỷ nhiều vàotình cảm, coi thường quà bánh, quần áo, dây chuyền. Con thường tặng nàng sách vởthay vì tặng nước hoa, dẫn nàng vào thư viện, bảo tàng, nhà hát chứ không dẫnnàng vô siêu thị. Dẫn tới sở thú để nàng trau dồi kiến thức về hổ, báo hay đườiươi chứ không dẫn đi ăn. Cuối cùng con bị nàng cho leo cây liên tiếp, đến phútnày vẫn lơ lửng trên cành.
Về tâm linh, càng nhiều trí khôn con càng tin vàokhoa học trong khi anh em nhanh nhẹn tin thầy bói, tin số má hoặc tin quỷ thần.Con cũng thú thực rằng đã nhiều lúc con chả tin ngài cho lắm, nên sao nhãng việccúng tế, ít khi đốt vàng mã hoặc hiến heo quay. Rốt cục, con thấy mình đơn độc,chả có bạn, chả ai rủ đi chùa, đi lễ hội và cũng chả bao giờ trúng số hay trúngđề gì ráo.
Tai hại nhất, trí khôn giúp con phát hiện ra ngườikhông khôn, và con cứ hồn nhiên phát biểu về điều này, trong khi kém khôn hơnthì im miệng. Thế là xong. Con trở nên một kẻ thiếu lòng thông cảm, thiếu cáinhìn toàn diện.

Ngài ơi.

Con sợkhôn lắm rồi. Con cảm thấy rõ ràng kém khôn nhiều lúc dễ sống hơn. Ngài hãy chỉcho con phải đọc sách gì, phải theo học những chương trình nào mà nhờ đó tríkhôn mai một. Nếu việc đấy là quá khó khăn, hoặc do con quá không xứng đáng thìngài chỉ cho con cách uống thuốc hay luyện tập ra sao nhằm giảm bớt thông minh.Con biết ngài là đấng sáng suốt, nhân từ, che chở cho đứa có trí tuệ cũng như đứachưa có với một lòng bao dung sâu sắc. Nếu ngài giúp được con ngu đi, con hứa sẽbiết ơn vô vàn và không bao giờ tái phạm. Con mong nhanh chóng nhận được sự chấpthuận của ngài.
Con Tèo


Tái bút:
Con chả biết đơn này có cần xác nhận không? Nếu có thìxác nhận thế nào? Con đã quá khôn hay đã quá không khôn? Và hỏi thế này là khôn hay không khôn ạ?
(Lê Hoàng, bài đăng báo Thanh niên)

Còn bạn, bạn nghĩ mình đang ngu hay khôn đây? Và bạn mong muốn thế nào?

Vietnam Education Quality Ranks Nearly Bottom in ASEAN: WEF The World Economic Forum (WEF) has released the 2013-2014 Global Competitiveness Report (GCI) which ranks Vietnam’s education system quality seventh out of eight ASEAN surveyed countries. Among the 10 ASEAN countries, Singapore, Malaysia and Brunei Darussalam take the top three spots, respectively, while Cambodia comes sixth and Thailand eighth. According to the report, Vietnam ranks 67th among the 148 surveyed nations in terms of general education quality and comes fourth in the ASEAN, behind Singapore (2nd), Brunei (23th) and Malaysia (33th). In tertiary education, Vietnam ranks 95th in the world and 7th in the ASEAN, behind Singapore (2nd), Malaysia (46th), Brunei (55th), Indonesia (64th), Thailand (66th) and the Philippines (67th). The report also states that money is not the most important factor in guaranteeing a good education and that teachers with high salaries do not necessarily possess adequate teaching capabilities. Initiated in 2004, the report covers 12 key criteria including education and training from which the WEF assesses the competitiveness of each economy.

Vietnam Education Quality Ranks Nearly Bottom in ASEAN: WEF The World Economic Forum (WEF) has released the 2013-2014 Global Competitiveness Report (GCI) which ranks Vietnam’s education system quality seventh out of eight ASEAN surveyed countries. Among the 10 ASEAN countries, Singapore, Malaysia and Brunei Darussalam take the top three spots, respectively, while Cambodia comes sixth and Thailand eighth. According to the report, Vietnam ranks 67th among the 148 surveyed nations in terms of general education quality and comes fourth in the ASEAN, behind Singapore (2nd), Brunei (23th) and Malaysia (33th). In tertiary education, Vietnam ranks 95th in the world and 7th in the ASEAN, behind Singapore (2nd), Malaysia (46th), Brunei (55th), Indonesia (64th), Thailand (66th) and the Philippines (67th). The report also states that money is not the most important factor in guaranteeing a good education and that teachers with high salaries do not necessarily possess adequate teaching capabilities. Initiated in 2004, the report covers 12 key criteria including education and training from which the WEF assesses the competitiveness of each economy.

alt :

No Comments Yet.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *