VỊ THẾ CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI THEO FUKAGAWA

0 No tags Permalink

Khuyến học có lẽ là quyển sách đáng đọc nhất mình từng đọc. Nhiều điều mình chỉ cảm thấy nhưng chưa biết nói ra, chưa thấy ai nói nên không dám tự tin. Nhưng đọc quyển này mình thấy như có người vén cho một đám mây mờ. Điều mình buồn nhất là VN đã sang thế kỷ 21 mà đang ở tình cảnh y như nước Nhật thế kỷ 19 vậy.

 

Đây là đoạn trích trong Phần 2 với tiêu đề “Người chịu thiệt thòi nhiều nhất là kẻ vô học”:

“Con người sinh ra là do ý muốn của Trời, chứ không phải là do ý muốn của con người. Con người vốn cùng một loài, cùng sinh sống ở trong trời đất, vì thế yêu thương nhau, tôn trọng nhau, mình làm tròn bổn phận của mình, người ta làm trọn bổn phận của người ta, không ai cản trở ai. Trong gia đình, anh em hoà thuận, giúp đỡ nhường nhịn nhau cũng do dựa theo đạo lý cơ bản là được sinh ra cùng một nhà, được nuôi dưỡng cùng một cha mẹ.

Vậy thì thế nào là quyền lợi của con người? Đó chính là quyền coi trọng sinh mạng, quyền bảo vệ tài sản, quyền tôn trọng nhân cách và danh dự.

Kể từ khi sinh ra con người trên thế giới này, Trời đã truyền cho con người năng lượng thể xác và tinh thần, đã quy định rõ ai cũng có quyền sống. Không kẻ nào được phép xâm phạm quyên lợi của đó. Sinh mạng của lãnh chúa cũng quý giá như sinh mạng của người làm thuê. Ý thức bảo vệ đóng gia tài khổng lồ của các nhà tư bản kếch sù cũng không khác gì ý thức bảo vệ đồng vốn ít ỏi của những người buôn bán lặt vặt.

Người nông dân làm ra thóc gạo, nuôi sống con người; người thị dân buôn bán, lưu thông hang hoá mang lại sự tiện lợi trong cuộc sống. Đó là công việc của bản thân họ.

Mặt khác, chính phủ đặt ra luật lệ, trấn áp kẻ bất lương, bảo vệ dân lành. Đó là công việc phải làm của chính chủ.

Để làm việc này, chính phủ cần nhiều tiền. nhưng chính phủ lại không tự làm ra được lúa gạo, không có tiền nong. Vì thế nông dân và thị dân nộp thuế, nộp thóc, tạo ra nguồn ngân sách cho chính phủ.

Hai phía, dân và chính phủ, bàn bạc, cùng nhau thoả thuận về nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên như nêu trên. Quan hệ giữa nhân dân và chính phủ là quan hệ như vậy.

Nộp thóc, đóng thuế, làm theo pháp luật là nghĩa vụ và trách nhiệm của dân.

Thu đủ thóc, đủ thuế, sử dụng đúng và công khai nguồn tài chính, bảo vệ dân, là nghĩa vụ và trách nhiệm của chính phủ.

Nếu cả hai phía đều thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên như trên đây thì chẳng có gì để nói. Vì hai bên, bên nào bên nấy cũng đều làm đúng bổn phận của mình, chính phủ không làm phiền dân và dân cũng không làm phiền chính phủ.

Không còn cảnh bị “cùm chân, cùm tay” về tinh thần và vật chất.

Trong xã hội Mạc phủ Tokugawa, người ta đã tôn chính quyền thành “Đấng bề trên”.  Mỗi khi “Đấng bề trên” vi hành thì tiền nhà trọ cũng không trả, tiền đò qua song cũng không thanh toán, tiền công người phục dịch cũng không trao, ngược lại còn đòi hỏi các nơi phải chi tiền rượu chè. Thật là hết chỗ nói. Các lãnh chúa, quan chức chính quyền nghĩ ra đủ trò để tiêu xài, làm cạn kiệt nguồn tài chính. Và để tiếp tục có tiền tiêu xài, họ liền đặt ra đủ loại sắc thuế bắt chẹt dân, buộc dân phải đóng góp. Dân chúng kêu ca, họ nguỵ biện rằng đó là sự “đền ơn, báo đáp đất nước”.

Cái mà họ gọi là “đền ơn, báo đáp đất nước” là gì? Chắc họ muốn nói rằng nhờ có chính quyền này mà dân chúng mới được sống thanh bình, yên ổn làm ăn, không phải lo sợ kẻ xấu. thế nhưng lập ra luật pháp, bảo vệ dân chúng, giữ gìn an ninh… là công việc, là nghĩa vụ đương nhiên của chính quyền. không thể coi đó là sự ban ơn, không thể coi đó là lòng tốt để rồi bắt dân phải hàm ơn hay báo đáp lại chính quyền.  Nếu như chính quyền nghĩ như vậy thì ngược lại người dân sẽ nói rằng: Chính quyền phải hàm ơn dân và báo đáp cho dân mới phải, vì chính quyền sống bằng tiền thuế, tiền thóc lúa do dân đóng, cớ sao lại có chuyện ngược đời như thế được?

Thực ra bên nào cũng nhận “ơn” của bên kia. Đó là sự có đi có lại.

Không có đạo lý nào nuộc dân phải hàm ơn chính quyền mà chính quyền lại không cần phải hàm ơn dân cả. vì sao tập quán xấu này vẫn diễn ra trong cuộc sống hàng ngày? Đó là vì chính quyền nói cuộc sống bình đẳng nhưng không hiểu bình đẳng, lợi dụng chênh lệch giàu nghèo, mạnh yếu, sử dụng quyền lực chèn ép quyền lợi của dân lành. Đã là con người phải thường xuyên nhớ rằng: mọi người sinh ra đều bình đẳng về tư cách và quyền lợi”, không ai có quyền tước đi quyền cơ bản nhất ấy của con người.

Chỉ cần đổi từ “lãnh chúa” sang “lãnh đạo”, “Mạc Phủ” thành “Nhà nước”, chúng ta sẽ có câu chuyện của VN ngày nay, huhu.

Vi the con nguoi theo Fukagawa

alt :

No Comments Yet.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *