LÀM TỪ THIỆN ĐÚNG CÁCH???

0 No tags Permalink

Mình tự nhận không có “căn” làm charity mà chỉ là nghiệp dư vì tính hay mủi lòng và tự dung có nhiều bạn nhờ. Tuy nhiên, chút kinh nghiệm con con của mình cho thấy:

1/ Từ thiện không giúp người nghèo giàu có, cũng không làm họ bớt khổ mà chỉ có tác dụng giúp họ trong trường hợp khẩn cấp

2/ Làm tư thiện cần đúng người, đúng lúc và đúng nhu cầu, nếu không sẽ dễ làm hỏng đối tượng mà Hào Anh là ví dụ điển hình. Làm từ thiện lại không thể căn cứ vào báo chí vì các nhà báo viết mục từ thiện có xu hướng hay viết quá lên để dễ kêu gọi được sự ủng hộ của công chúng, hay viết theo thông tin do người khác cung cấp hoặc đơn giản là cảm nhận khác nhau. Vì vậy, nếu muốn làm từ thiện hiệu quả bạn cần đến tận nơi, trò chuyện với đối tượng và cả những người xung quanh để tìm xem họ cần điều gì nhất. Xin được tiền rất khó nhưng cho đúng nơi, đúng lúc, đúng nhu cầu còn khó hơn nhiều vì cần bỏ công sức, thời gian và cả sự thấu hiểu nữa.

3/ Không nên can thiệp vào những việc thuộc về trách nhiệm của gia đình hay chính quyền. Nói ra thì rất khó nhưng mình nghĩ nuôi trẻ, mua quần áo, đồ ăn, sách vở, lo trường sở không phải là việc của cộng đồng vì nếu ta làm, gia đình, chính quyền sẽ sinh ỷ lại. Không thiếu chuyện chính quyền nhận ủng hộ của cộng đồng nhận là của mình, rồi đem tiền ngân sách bỏ túi hay bố mẹ xúi con bỏ học đi xin khách du lịch để lấy tiền uống rượu. Như vậy ta không chỉ làm hại trẻ con mà hại cả bố mẹ chúng

4/Chỉ từ thiện những trường hợp khẩn cấp, ví dụ đau ốm, tai nạn, rét đậm, mất mùa… hoặc khi trực tiếp khảo sát thấy địa phương, gia đình quá khó khăn. Tuy nhiên, không nên đưa tiền hoặc không nên đưa ồ ạt mà nên đưa hiện vật hay sổ tiết kiềm, mua bảo hiểm y tế.học tập cho trẻ con….

Ở phương Tây, từ thiện là một nghề được đào tạo, có quản lý chuyên nghiệp còn ở VN là tự phát. Điều này là tín hiệu rất đáng khen vì nó cho thấy lòng tốt của cộng đồng nhưng cũng cần sớm được thức tỉnh, quản lý để tránh việc lạm dụng từ cả hai phía. Người làm từ thiện không chỉ cần sự từ tâm mà còn cần thấu hiểu, cần kiến thức về quản lý tài chính, dạy nghề… để lập kế hoạch dài hạn mới có thể giúp người nghèo một cách bền vững chứ không làm hư họ. Hơn nữa, làm từ thiện cần vì đối tượng chứ không vì muốn ve vuốt hình ảnh của mình tức là cần sự hy sinh.

Bạn có đủ những phẩm chất này không???
http://vitalk.vn/threads/nghich-ly-mua-tuyet-2016-nguoi-dan-sapa-khong-ngheo-nhu-chung-ta-tuong-dung-khoc-va-xot-thuong-ho.2257518/

alt :

No Comments Yet.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *