Hôm qua chữa bài cho mấy sinh viên viết tốt nghiệp bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, mình bực mình quá, email cho cả nhóm nói rõ là mình không đồng ý cho sinh viên sử dụng tài liệu tiếng Việt trong phần Cơ sở lý luận của đề tài. Sáng nay có 1 em rep lại là sao cô không cho dùng tài liệu tiếng Việt, Harvard còn cho trích dẫn các ngôn ngữ khác cơ mà? Thế này là sắp scandal to rồi, sắp có tít “ cô giáo cậy giỏi khinh người Việt” rồi. Hehe, mình nguời Việt nên tất nhiên tôn trọng những gì của Việt Nam. Tuy nhiên, có 2 lý do:
1/Trong nguyên tắc trích dẫn khoa học, cần sử dụng tài liệu nguồn. Ngành kinh tế/kinh doanh còn tương đối mới ở VN (mới thực sự ra đời sau Đổi mới, tức là mới khoảng 20 năm) mọi tài liệu nguồn đều bằng tiếng Anh. Những sách tiếng Việt đều là lược dịch, biên tập lại từ sách gốc và vì ngôn ngữ chuyên ngành tiếng Việt chưa hoàn chỉnh nên cùng một từ mỗi người dịch 1 cách, nhiều khi sai hết cả nghĩa gốc. VD franchise được dịch là “nhượng quyền thương hiệu/nhượng quyền thương mại/nhượng quyền kinh doanh”, sau đó người đọc lại chẻ từ ra kiểu “theo từ điển tiếng Việt thì “nhượng quyền” là, “thương mại/thương hiệu/kinh doanh” là…, kết cục người đọc đã ở cách văn bản gốc cả vài dặm. Vì vậy, nếu viết về bánh chưng/bánh dày hay quan họ thì cần đọc sách tiếng Việt, còn nếu viết về kinh doanh phải đọc tài liệu tiếng Anh. Nhất là với những trường hợp phải viết bài bằng tiếng Anh mà đi đọc tài liệu tiếng Việt rồi dịch lại qua tiếng Anh theo kiểu word by word thì giáo viên chỉ biết botay kêu trời.
Quy định này cũng chỉ áp dụng với phần Cơ sở lý luận và cũng không phải là 100%. Với tài liệu dịch hay bài viết của các học giả có uy tín thì vẫn dùng được, có điều cá nhân mình hiếm khi thấy được. Khi viết phần Tình hình thực tế hay số liệu thì có thể linh hoạt. Tuy nhiên trích dẫn được của ITO hay WTO thì vẫn hơn của VNN hay VnEpress chứ!
2/ Thời buổi này biết tiếng Anh đã trở thành kỹ năng sống còn của người đi làm. Wall Street English đã dựa theo kết quả khảo sát của JobStreet để xây dựng một bảng kế hoạch chi tiết về thu nhập của người biết và không biết tiếng Anh qua một năm, ba năm, năm năm và mười năm. Ngoài mức lương khởi điểm của người giỏi tiếng Anh cao hơn 20% (chỉ số trung bình), họ còn được hưởng những cơ hội tìm được việc làm tốt, thăng tiến và rủi ro mất việc cũng được giảm thiểu. Tuy nhiên để đạt được trình độ tiếng Anh chuyên nghiệp và có mức lương như mong muốn vẫn là một chặng đường đầy khó khăn. Vì vậy, làm Khóa luận TN là cơ hội để trau dồi khả năng đọc và viết bằng tiếng Anh. Thế nhưng các bạn lại chỉ thích đọc tiếng Việt thì botay thật!
Bài học xương máu của khổ chủ này là do sinh bất phùng thời, phải gạt nước mắt từ chối học bổng cả Thạc sĩ và TS ở nước ngoài vì con còn nhỏ. Khi bắt đầu làm ThS trong nước, đề tài không có tài liệu tiếng Việt, tiếng Anh còn I tờ ít, giáo viên hướng dẫn là cô Nguyễn Thị Mơ vứt cho 1 quyển sách to uỵch được 1 trường bên Mỹ tặng, bảo: “Chị thấy có phần liên quan đến đề tài của em, em đọc đi”. Con bé đọc 1 trang hết chừng 2h, tra từ toét mắt. Sau đó đi học lớp Kinh tế Thị trường của Hawaii, xin được 1 loạt tài liệu nữa, ngồi dùi mài, đọc ngày càng nhanh hơn. Lúc đầu phải dịch ra để bên cạnh, khi viết nhìn vào để tham khảo, về sau tiến dần lên vừa đọc vừa trích dẫn luôn được. Đến khi làm xong TS thì đọc viết tàm tạm rồi, đọc truyện tiếng Anh nhanh ngang tiếng Việt.
Cô giờ chuyển lên chung cư rồi, không cần đá xây nhà nữa. Vì vậy, mong các em thông cảm là cô chỉ vì công việc thôi, không có ý làm khó các em, cũng không “chảnh” gì đâu. “Có công mài sát có ngày nên dùi” cố lên nhé!
PS: Ảnh chụp với cựu nạn nhân cách đây 3 năm. Mình rất nhớ vì em rất nhút nhát, hay khóc nhưng cuối cùng lại là thành viên “cứng’ nhất nhóm. Nạn nhân năm nay can đảm lên!
HƯỚNG DẪN TỐT NGHIỆP
Thật tình mỗi kỳ hướng dẫn tốt nghiệp mình cực kỳ thất vọng về giáo dục nước nhà, không làm sao hiêu được 14 năm qua trẻ con học cái gì nữa. Cứ coi như thời phổ thông là học đọc, học viết, học kiến thức về thế giới quanh ta, thời ĐH là học kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên:
1/ Kỹ năng đọc rất kém. Nhà trường có 1 văn bản dài chừng 2 mặt giấy để hướng dẫn cách trình bày và trích dẫn trong KLTN, mình có 1 buổi hướng dẫn nữa, em nào cũng take note đầy đủ nhưng khi nộp bài thì không ai làm theo cả. Nhắc đến lần thứ 3, thậm chí bắt in ra mang theo nhưng khi nộp bài đâu vẫn đóng đấy. Hỏi thì bảo tại nhà in!!!
2/ Năm nay mình may, nhóm này ít ai bắt sửa chính tả, ngữ pháp nhưng văn vẻ lủng củng, câu dài 3-4 dòng, bất chấp logic thì vẫn thế
Leave a Reply