MC: Thưa quý vị được lên chức ông bà là niềm vui khôn tả của bất kì ai. Điều đó cũng đồng nghĩa là thêm lần nữa được chăm con thơ. Nhiều người hào hứng được chăm sóc em bé nhưng cũng không ít người trong chúng ta cảm thấy bỡ ngỡ với những kỹ năng chăm trẻ em mà đã bị mai một từ các đây hàng chục năm rồi. Vậy thì chúng ta có phải học cách làm ông bà hay không và học bằng cách nào để làm tốt vai trò của mình, đó sẽ là chủ đề của câu truyện tuần này. Vị khách mời của chương trình tuần này xin được giới thiệu Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh. Xin chào và xin cảm ơn cô đã nhận lời tham dự chương trình ngày hôm nay. Thư cô, được biết cô đã có cháu ngoại và có một khoảng thời gian khá là dài ông bà và bố mẹ cùng chăm sóc cháu. Xin được quay lại khoảng thời gian đầu khi mà gia đình vừa mới chào đón một thành viên mới và cô chính thức lên chức bà ngoại. Sau mấy chục năm trời kể từ khi sinh con và chăm con, bây giờ cô lại chăm sóc em bé một lần nữa thì cô có cảm thấy bỡ ngỡ không ạ?
Tôi: Thực ra mà nói thì khi con gái tôi báo là nó sắp có cháu thì tôi cũng cảm thấy rất bàng hoàng vì trí nhớ của loài người chỉ thích nhớ những cái mà mình thích nên tôi cảm tưởng cái ngày mà tôi buông tay chăm nó mới chỉ là chuyện của ngày hôm qua mà làm sao hôm nay mình đã lại chăm cháu được rồi? Thứ hai nữa tôi cũng có một cái bối rối rất là thường tình. Lúc đó tôi vẫn chưa nghỉ hưu, vẫn đi làm. Mọi người thì lại nghĩ rằng cháu ngoại là trách nhiệm của bà ngoại mình chỉ lo là mình không thể có thì giờ để đỡ đần con. Nhưng cái điều bỡ ngỡ đó qua đi rất nhanh, nó là sinh linh mới nên mình biết sẽ phải làm gì với nó nên khi nó ra đời là mọi chuyện được giải quyết ngay. Câu chuyện của cháu tôi cũng vậy thôi, khi nó ra đời là chuyện đương nhiên. Mình còn hết sức ngạc nhiên là tại sao từ trước đến giờ mình lại không nghĩ đến thành viên này nhỉ, nó rất là một phần hữu cơ của gia đình.
MC: Hẳn là sẽ có sự khác biệt trong cách chăm sóc dạy dỗ một đứa trẻ giữa thế hệ ông bà và thế hệ cha mẹ ở trong gia đình đúng không thưa cô?
Tôi: Nếu chúng ta có dịp theo dõi các forum ở trên mạng bây giờ thì ta có thể thấy đây là một chủ đề căng thẳng, nóng bức nhất của các bà mẹ trẻ. Tôi thường thấy các mẹ trẻ hay lên mạng nên thất được các mẹ than thở nhiều hơn. Nhưng khi gặp những người bạn cùng tuổi thì các bà cũng lại than thở. Các bà mẹ trẻ thì nói là bố mẹ cổ hủ quá, không biết cách mới nhưng lại không chịu lắng nghe, không chịu thay đổi. Ông bà lại bảo là chúng nó chẳng có kinh nghiệm, chả biết gì cả chỉ có tin mấy thứ lăng nhăng trên mạng thế mà bây giờ cứ làm như là kinh thánh. Hai bên đều trao đổi căng thẳng với nhau, điều này làm tôi nhiều khi thấy rất là tiếc. Đáng ra nó là sự kiện rất vui mừng và rõ ràng còn cháu cũng rất mong ông bà giúp đỡ mình trong giai đoạn đấy. Nhưng nhiều khi nó lại là nguyên nhân nảy sinh bất hòa giữa bố mẹ và con cái. Nhà tôi cũng không nằm ngoài quy luật đó, thời gian đầu chúng tôi cũng tranh cãi nhau, mâu thuẫn cách cho ăn khi ốm, mâu thuẫn rất là nhiều. Ngày xưa khi tôi nuôi con cũng gặp cái chuyện như vậy, mặc dù tôi không ở cùng bố mẹ nên mâu thuẫn nó cũng ít hơn. Nhưng tôi cũng thấy là bố mẹ cũng kể lại là ngày xưa ông bà cũng mâu thuẫn với các cụ của tôi và các cụ cũng mâu thuẫn với thế hệ trước về chuyện đấy. Cho nên chúng ta có thể nhìn thấy rằng là khoảng hơn 100 năm vừa qua, kể từ khi Việt Nam bắt đầu âu hóa thì cái thay đổi quan niệm chăm con của Việt Nam mỗi thế hệ hoàn toàn khác biệt. Ta phải thấy tiến bộ về việc chăm sóc người phụ nữ sinh con và chăm sóc trẻ con là một điều hết sức quan trọng và nó cũng là một điều dùng để đánh giá sự phát triển của một nền kinh tế. Tức là tỷ lệ trẻ tử vong sau khi sinh giảm thì mới được tính là nước có độ phát triển cao. Cho nên ta phải chấp nhận rằng cái việc phát triển trong cách chăm sóc con theo mỗi thế hệ nó tiến bộ hơn là đương nhiên và là điề cần thiết, điều tốt. Chúng ta cũng phải thấy là nuôi một con người là điều khó khăn nhất trong những thứ mà toi đã từng làm. Tôi tin sẽ có rất nhiều người dồng ý với tôi, bao nhiêu bài báo, bao nhiêu công trình, bao nhiêu công việc…kiếm tiền nuôi con, đối với tôi thực sự không khó bằng việc nuôi và dạy một đứa trẻ. Nhưng mà tất cả các chuyện khác, kể cả như xây một bức tường chúng ta cũng được học nhưng không ai dạy chúng ta chăm một đứa trẻ con mặc dù đó là điề khó nhất. Cho nên chính vì thế tôi nghĩ rằng là chúng ta những người làm ông bà điều đầu tiên là đừng ỷ vào kinh nghiệm. Xã hội luôn vận động, chúng ta không hài lòng với bố mẹ chúng ta, con chúng ta cũng không hài lòng với chúng ta , đó diều đương nhiên, đừng giơ tình thương yêu ra làm minh chứng. Nhưng ngược lại những bố mẹ trẻ cũng cần phải hiểu rằng bất kỳ lý thuyết gì cũng cần phải có phần quan trọng nhất là thực hành. Cái việc thực hành với một con người khác với việc thực hành xây một bức tường. Vì vậy cái việc lắng nghe một đứa trẻ, việc quan sát nó, tìm ra phương pháp thế nào là tốt nhất cho nó thì người lớn tuổi có thể sẽ tốt hơn.
MC: Có những trường hợp con cái nói rằng là các chăm sóc của ông bà có thể phù hợp với thời xưa nhưng hiện nay đã lỗi thời hoặc ông bà nói mà con cái bỏ ngoài tai nghe theo những chỉ dẫn trong sách vở, trên mạng xã hội, chăm theo những cách đó mà không theo cách của ông bà, cô đã bao giờ rơi vào trường hợp như thế chưa?
Tôi: Có chứ!! Chúng ta phải thấy một vấn đề rõ ràng là không ai đúng tuyệt đối được. Nên tôi mới nói rằng điều đầu tiên chúng ta phải làm là lắng nghe nhau và tôn trọng ý kiến của nhau. Rõ ràng là việc một đứa trẻ sinh ra mà có thêm người thương yêu, thêm người chăm sóc sẽ là lợi thế của đứa trẻ đấy. Nếu trong trường hợp ông bà và bố mẹ không thể thống nhất được với nhau thì cái người chúng ta cùng thương yêu là đứa trẻ đó lại rất bị thiệt thòi. Chúng ta có thể tự ái với nhau nhưng chúng ta vẫn phải nghĩ đến nhười chúng ta thương yêu trước nghĩa là tất cả các thế hệ cần phải lắng nghe nhau.
MC: Không chỉ là những người trẻ trong gia đình cần lắng nghe kinh nghiệm của những người cao tuổi mà những bậc làm ông bà cũng cần phải cập nhật thông tin cũng như là lắng nghe ý kiến của con cháu đúng không ạ? Thế nhưng mà một số người vẫn cho rằng là ngày xưa tôi vẫn chăm như thế tôi vẫn dạy dỗ như thế mà bây giờ anh chị mới thành người, mới thành bố mẹ trẻ con, anh chị lại phản đối lại cách chăm sóc của tôi là không được và họ cảm thấy tự ái, cá nhân cô cảm thấy như thế nào ạ?
Tôi: Thực ra thì tôi cũng từng có những tự ái vì rằng mình chỉ đến với con cháu hoàn toàn bằng cái tấm lòng, khi sự chăm sóc của mình bị hắt đi bởi vì người trẻ thường không nghĩ được sâu sa, thứ hai nữa là trước giờ nó luôn quen việc bố mẹ chăm lo cho nó là điều đương nhiên nên nó khoogn cảm thấn trân trọng cái điều đấy. Hoặc cũng có thể là vì mới sinh con nên bối rối quá không có thì giờ để chọn cách nói năng đàng hoàng hơn. Tôi cảm thấy lúc đó cũng tức tối, nhưng trên thực tế như tôi đã nói chúng ta phải nghĩ đến mục đích chung của chúng ta đó là làm thế nào tốt nhất cho đứa trẻ. Trong trường hợp chúng ta muốn giải đáp thắc mắc với con cái thì hãy nói trên bình diện lợi ích của đứa trẻ. Điểu đó cũng bắt buộc tôi phải quay ra đi đọc sách vì thế tôi cũng khuân một đống sách nuôi dạy trẻ về nhà. Tất cả những chuyện đó chúng ta nên dùng những ví dụ thực tế, hơn nữa chúng ta nên dùng một sự yêu thương, kiềm chế để nói với nhau, nhất là người lớn tuổi thì cần phải kiềm chế hơn người trẻ vì chúng ta hiểu biết hơn, chúng ta không bị sức ép về mặt sức khỏe hay mệt mỏi khi chăm trẻ con bằng người trẻ nên chúng ta cần phải kiềm chế hơn.
MC: Một thành viên mới, thành viên tý hon mang đến rất nhiều niềm vui nhưng kéo theo đó cũng là nhiều trách nhiệm, những công việc không tên và thậm chí là những mâu thuẫn nho nhỏ nảy sinh…
Tôi: Nó không phải nho nhỏ đâu, nó là rất lớn, có những cô dâu thậm chí là con gái đã phải bế con ra khỏi nhà bố mẹ vì không thể chịu được. Thậm chí giận nhau đến mức độ không nhìn nhau cả năm trời. Cho nên không phải là nhỏ đâu bởi vì người lớn tuổi Việt Nam cho rằng hễ nói ra cái gì thì nó như là chấn lý, con cái không nghe lời bố mẹ “cá không ăn muối cái ươn”, mày co làm gì đi nữa vẫn là con tao nên nó sinh ra rất nhiều mâu thuẫn lớn.
MC: Theo cô bố mẹ có phải luôn luôn đúng không ạ?
Tôi: Tôi không bao giờ tin có ai trên đời là luôn luôn đúng cả.
MC: Nghĩa là kinh nghiệm ngày xưa chăm con bây giờ áp dụng lại cho cháu cũng không phải là luôn luôn đúng ạ?
Tối: Làm sao mà luôn luôn đúng được. Thứ nhất là thời thế mỗi thời mỗi khác. Chẳng hạn ngày xưa chúng ta không bao giờ lo ngộ độc thực phẩm như bây giờ. Bây giờ chúng ta phải có mối lo đấy, mặc dù chúng ta có thể mua nhiều thực phẩm hơn. Ngày xưa tôi nuôi con tôi chả bao giờ biết sợ bệnh béo phì, mẹ tôi suốt ngày chỉ lo không đủ đồ ăn cho tôi đủ cân. Nhưng bây giờ chúng ta có mối lo béo phì. Ngày xưa chúng ta không bao giờ lo đến chuyện không khí ô nhiễm, bây giờ ta lo chuyện đó rất nhiều. Thời thế nó khác nên cách chăm sóc đứa trẻ cũng phải khác.
MC: Khi thời thế khác thì mọi kinh nghiệm của ông bà đều lạc hậu có đúng không ạ?
Tôi: Tôi không nghĩ rằng như vậy, như tôi đã nói rằng là việc lắng nghe biến động trong cơ thể của một đứa trẻ khi nó không thể thể hiện nó khó chịu cái gì thì nó đòi hỏi một cái kinh nghiệm, mà về kinh nghiệm thì người già có tốt hơn người trẻ. Cho nên tôi tin rằng là cái niềm vui của gia đình về một thành viên mói nó được nhân lên của rất nhiều khi mà các bên có thể bổ sung điểm mạnh cho nhau và loại trừ điểm yếu cho nhau để thành viên nhí của chúng ta có được sự chăm sóc tốt nhất.
MC: Vậy theo cô làm ông bà có cần phải học không ạ?
Tôi: Có chứ, tại sao lại không? Nhu tôi đã nói việc nuôi dạy một đứa trẻ là điều khó nhất trên đời này mà một con người có thể phải làm và nuôi dạy một đứa trẻ với tư cách đứa trẻ thì khác nuôi dạy đứa trẻ với tư cách ông bà. Tiếc rằng về mặt luật pháp thì người ta chỉ quy định quyền và nghĩa vụ của bố mẹ chứ không có quy định quyền và nghĩa vụ của ông bà. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy ngay trong xã hội phương Tây, khi đọc các tác phẩm văn học hay là đọc tiểu sử của những người nổi tiếng người bà đóng vai trò rất lớn, chẳng hạn như Marsim Gorki thì người bà với ông ấy còn quan trọng hơn người mẹ. Ngay như tổng thống Obama cũng có những kỷ niệm êm đẹp nhất là với bà của ông ấy, đồng thời bà của ông ấy cũng là tấm gương để ông ấy noi theo sau này. Ta có thể thấy là văn hóa phương Tây họ không thể phủ nhận vai trò của ông bà. Văn hóa phương Đông là văn hóa sống theo cộng đồng, sống theo gia đình thì vai trò của ông bà còn lớn hơn rất nhiều. Nếu như bạn search trên mạng dù là bằng từ khóa tiếng Anh hay là tiếng Việt thì tuy không nhiều nhưng nó cũng có những bài dạy về các làm ông bà ví dụ như ở phương Tây nó dạy là điều đầu tiên khi làm ông bà là hãy “nghe” vì chúng ta không phải là người được quyền quyết định nên hãy nghe đã, thứ hai là kiềm chế bệnh mua sắm của mình vì các ông bà nghe tin có cháu là lao bổ ra ngoài cửa hàng cố gắng mua nhiều nhất có thể, thứ ba là không được can thiệp. Người ta cũng dạy như vậy mà. Bài của phương Đông lại hơi khác một chút, nó nói là “biết giữ khoảng cách”, nhiều ông bà cứ yên chí cháu đẻ ra là mình phải lo nhưng trên thực tế là không đúng. Một đứa trẻ ra đời việc đầu tiên là của bố mẹ nó. Nó có rất nhiều bài báo như vậy chứ không phải ít và tôi nghĩ rằng là sẽ tốt hơn cho bất kỳ người ông người bà nào ngoài việc đi hỏi bạn bè về việc chúng mày làm ông làm bà thế nào thì cũng nên bỏ thời gian đọc một chút.
MC: Một số người thì vẫn cho rằng là khi mà lên chức ông bà tức là đã ngoài 50 rồi, ở cái tuổi đấy thì kiến thức, kinh nghiệm là đầy người rồi mà bây giờ lại nêu ý kiến là phải đi học lại thì nghe có vẻ xúc phạm quá. Nếu gặp một người như thế thì cô sẽ khuyên họ thế nào?
Tôi: Tôi không bao giờ nghĩ cuộc sống của chúng ta là ngừng học cả. Vì khi còn nhỏ chúng ta phải học chữ khi chưa biết chữ, lớn phỉ học nghề, trong quá trình đi làm thì ta phải bổ sung kiến thức, tổ hưu cũng học để làm người về hưu. Vậy thì cái chuyện học chăm cháu phải đi học mà nó lại đem lại lợi ích vô cùng tốt để cho mình giúp được con thì mình tin là bố mẹ phương Đông tràn trề ý muốn giúp con, thứ hai là được nhìn thấy cháu lớn lên hàng ngày trong vòng tay mình thì tôi nghĩ là việc học tập để đóng góp tốt vai trò của mình là điềh hết sức cần thiết. Chẳng hạn như bố mẹ tôi thì các cụ gần 80 cả, nhưng kể từ khi con cháu không ở gần được, nhất là khi mà các cháu lại đi học nước ngoài thì măc dù lúc đó đã ngoài 70 thì các cụ cũng đều chuyển sang dùng facebook. Người giáo viên tốt nhất cho hai cụ là thằng cháu đang học cấp 3 ở gần nhà, suốt ngày nó bị triệu tập sang vì vấn đề facebook của ông bà.
MC: Nghĩa là chúng ta cần phải học tất cả các kỹ năng mới mà chúng ta chưa biết ở bất kỳ một lứa tuổi nào đúng không ạ?
Tôi: Vâng, vì điều đó sẽ tăng chất lượng cuộc sống đầu tiên là cho chính chúng ta.
MC: Ở Việt Nam của chúng ta có khóa học làm giàu, làm cha mẹ, học yêu, học làm quý bà nhưng lại không có khóa học làm ông bà. Vậy thì ở vị trí một người bà, một khóa học để trở thành ông bà hiệu quả có cần thiết không ạ?
Tôi: Tôi nghĩ là có. Bởi vì, cái việc đầu tiên chúng ta phải ý thức được nhu cầu đó trong mỗi một con người. Khi có cầu thì ắt sẽ có cung. Từ trước đến giờ các ông bà thường nghĩ rằng mình đã biết hết rồi, nếu bây giờ các câu lạc bộ dạy kỹ năng sống bây giờ rất nhiều, nên nếu mở 1 clb dạy làm ông bà sẽ có thể là một dịch vụ mới sẽ rất hot.
MC: Nghĩa là chúng ta sẽ hy vọng một khóa học dạy làm ôn bà trong tương lai. Nhưng trước khi có khóa học đó ở Việt Nam thì ông bà cần phải chuẩn bị những gì để làm tốt vai trò của mình ạ?
Tôi: Tôi nghĩ rằng trong việc này thì con cái nên chủ động vì con cái thường nhiều thông tin hơn. Các bạn có thể search trên google tìm những bài báo dạy làm ông bà, in ra đưa bố mẹ đọc trước, hoặc là qua những câu truyện trên bàn ăn kể ví dụ này ví dụ kia cho ông bà. Bằng cách đấy chúng ta có thể chuẩn bị tâm lý trước cho bố mẹ sau đó bố mẹ bằng những việc đấy cũng nên dần dần tự mình tìm hiểu thêm. Nguồn đầu tiên là những người đã làm ông làm bà trước có hoàn cảnh giống mình ví dụ như ở gần hay phải đến chăm cháu… Mình có thể chủ động tìm thông tin sau đó chọn ra cách ứng xử cho mình, trong trường hợp có mâu thuẫn thì ta đừng nên quá bực bội. Như Karl Marx nói mâu thuẫn là tất yếu của phát triển. Mâu thuẫn nếu như bằng sự lắng nghe, tôn trọng lẫn nhau thì chúng ta sẽ sớm giải hòa được thôi. Không nên là nghiêm trọng hóa để rồi đổ vỡ quan hệ trong một thời gian thì thiệt thòi cho đứa trẻ quá.
MC: Thưa quý vị, hẳn quý vị cũng đồng ý rang làm ông bà là niềm vui không thể tả được bằng lời, được thêm cơ hội sống lại quãng thời gian còn trẻ, được chăm sóc con thơ, được sửa chữa sai lầm và bù đắp thiếu sót mà ngày xưa chăm con chưa thực hiện được để làm tròn vai trò của mình, mang lại sự chăm sóc dạy dỗ tốt nhất cho cháu yêu, không chỉ phải dựa vào bản năng và kinh nghiệm mà còn cần đào tạo và tự đào tạo. Xin kính chúc các bậc ông bà học được cách làm ông bà hiệu quả để có được khoảng thời gian tuyệt vời bên con cháu.
Leave a Reply