Nhân K52 nhập trường, post lại bài này (không tìm thấy link để share lại. Hình như FB xóa bớt bài cũ hay sao ấy, mọi người có biết gì không?)
Triệu chứng của tuổi già là haynhớ về quá khứ… Khi mình về trường năm 1985, trường chỉ là một bãi đất trốngtrải, với 1 tòa nhà 5 tầng làm văn phòng và lớp học và 1 tòa nhà 4 tầng làm kýtúc xá. Khu vực nhà A, nhà D và VJCC bây giờ là các dãy nhà cấp 4, mái ngói,nền đất làm nhà tập thể cho cán bộ độc thân. Mỗi cán bộ được một phòng chừng12m2, 1 cái thềm gạch rộng chừng 0.5m, nhà vệ sinh và nhà tắm dùng chung cảtrường. Đầu mỗi dãy nhà có 1 vòi nước công cộng, tất cả giặt giũ, rửa ráy ởđấy. Chính vì vậy, không chuyện nhà ai bí mật được, ra vòi nước là biết hết aiăn gì, mặc gì, chồng ai chăm, ai lười… Bên kia cổng trường, chỗ Viện… làmột cái ao lớn. Mỗi lần mưa to, nước ao tràn vào, ngập hết cả trường, cán bộgiáo viên và học sinh đều bình đẳng lội nước. Khổ nhất là các dãy hộ độc thân,thềm thấp nên nước tràn vào nhà. Mình còn nhớ năm ấy vợ thầy Liên mới sinh connhỏ thì nhà ngập hết. Thầy để vợ con ngồi trên giường kê cao lên, lội nước đẩymột cái chậu vào để vợ con rửa ráy. Mình nhìn mà phục lác mắt!
Nhà đã thế thì văn phòng và lớpcũng không hơn gì! Cửa sổ, cửa lớn thông thống, bàn ghế xộc xệch. Buổi sáng lênlớp tiết 1, chưa kịp ăn sáng leo lên tầng 5 mờ cả mắt… Bảng đen bạc phếch,viết phấn bụi mù… Còn nhớ đầu những năm 90 đi học dự án thấy thầy viết bút dạtrên bảng formica, nhìn như ước mơ vậy. Năm 1998 lần đầu qua Mỹ, thấy GS chỉcầm điều khiển nháy nháy, chữ trên bảng tự nhiên chạy, có cả hình vẽ, tranhảnh… cứ ngó nghiêng không biết máy chiếu phim đặt ở đâu mà ngượng không dámhỏi. Đến khi biết có projector treo trên đầu, giá 2-3000 USD/chiếc, nghĩ mìnhđến già cũng không có được! Bây giờ ngồi văn phòng máy lạnh, rèm cửa Đài loan,đi thang máy, dạy bằng laptop, projector, nghĩ lại nhiều khi vẫn thấy như mơ!
Nhưng về sau mình mới hiểu, vănminh vật chất là thứ dễ đạt được, chỉ cần có tiền mà ngày nay các ngân hàng sẵnsàng cho vay mà. Tại những quốc gia sáng chế ra những thiết bị ấy, dân chúng cóthì giờ để làm quen với cách sử dụng nhưng dân chúng những quốc gia đi thẳng từnhà lá lên cao ốc sẽ gặp nhiều shock trong giai đoạn đầu! Dân gian đã nói, “yphục xứng kỳ đức”, hàng hóa càng đắt, công nghệ càng cao đòi hỏi người dùngcũng phải có trình độ tương xứng. Điển hình là việc sử dụng thang máy ở FTU.
Trước kia phải leo 5 tầng nhà, aicũng ước ao có thang máy nhưng bây giờ thang máy trở thành quá phiền toái. Vớitòa nhà 12 tầng, không thể nói đến việc đi bộ. Có điều thay vì giúp nâng caohiệu quả công việc cho cả thầy và trò, thang máy lại trở thành lý do gây phảncảm, ảnh hưởng đến môi trường giáo dục!
Trước hết, do không có thang máyriêng cho chuyển hàng/cán bộ, sinh viên nên tất cả dồn vào 4 thang máy nhỏ, chỉchuyển được 10 người/ lần. Vì vậy vào các giờ cao điểm như7h-9h30-12h30-15h-17h30-18h-20h30… hàng người chờ thang máy dường như vô tận.Đã thế, không rõ do không hiểu biết hay sốt ruột SV cứ ấn hết các nút Lên/Xuốngkhi gọi thang máy nên tầng nào cũng phải dừng. Cảnh chờ đợi làm nhiều bạn bộclộ những cách ứng xử khó có thể chấp nhận. Thông thường bảo vệ ở tầng 1 thườngphải đứng ra dàn xếp để SV xếp hàng, không chen lấn. Bảo vệ cũng thường yêu cầuSV để cán bộ, giáo viên vào trước. Cá nhân mình thường từ chối ân huệ ấy nếukhông vội lắm, vì cảm thấy áy náy với sinh viên. Nhưng nhiều cảnh quả là khôngthể chấp nhận, như mấy ví dụ sau:
1. Có lần mình và 1 cô giáo dạy Anh văn đang xếp hàng chờthang máy bên này thì nghe bên kia bảo vệ yêu cầu SV nhường cho 1 GV đi trước.Mình nghe rõ 1 bạn đứng cuối hàng nói: “GV thì mặc mẹ GV chứ, đợi lâu lắm rồi”!Mình ngượng chín cà người, may mà GV kia đã vào thang máy nên chắc không nghethấy! Dù có chờ lâu cũng chỉ 5-10 p, không đáng để mất kiềm chế đến vậy.
2. Một buổi tối mình cũng xếp hàng để lên tầng 7 dạy Caohọc. Thang máy tới nhưng chỉ vừa đủ đến bạn đứng trước mình. Nhưng chắc quá tảinên chuông reo và thàng máy không lên được. Có 1 bạn nam và 1 bạn nữ đứng sátcửa nhưng cuối cùng thì bạn nữ phải bước ra, còn bạn nam không hề nhúc nhích.Nghĩ mà ngao ngán quá đi mất!
3. Dù bài này đã post khá lâu nhưng “người rừng” vẫn rấtnhiều. Hôm vừa rồi mình đứng chờ thang máy với 2 bạn nữ thì 1 bạn nam tới đứngbên cạnh. Thang vừa mở ra, bạn nam nhảy bật qua 3 chúng mình lao vào thang.Mình bực mình quá, bắt ra ngoài, chờ người trong thang ra hết. Người cuối cùngvừa ra, bạn ấy lại chen bắn cả 3 người mình để vào thang. Đành phải làm một bài“lên lớp” về việc chờ thang phải xếp hàng, phải đợi người trong thang ra hết,phải nhường phụ nữ, người lớn tuổi, chưa kể là giáo viên nữa. Thấy bạn ấy rấtlơ đãng, chả biết có ăn thua gì không. Botay!
Những chuyện khó chịu lặt vặt nhưấn nút gọi thang bừa bãi, dù không đi, vào thang đứng quá sát cửa để thangkhông đóng được, đùa nghịch ầm ầm trong thang… thì quá phổ biến. Đến nỗi HộiSinh viên thời gian qua đã phải tổ chức Tọa đàm về Văn minh học đường, trong đónhấn mạnh đến văn minh thang máy. Tuy nhiên, quy định của Hội Sinh viên còn quásơ sài, mình xin bổ sung 1 số điểm sau:
1. Chú ý học cách sử dụng thang, ấn nút lên/xuống đúng nhucầu của mình. Ấn lung tung sẽ làm mất thì giờ của người khác trong khi thờigian là tiền bạc! Đã từng có bạn giải thích với mình là thang đang ở tầng 6, emmuốn đi xuống tầng 1 nhưng em đang ở tầng 10 thì em phải ấn nút Lên! Bó tayluôn!
2. Vào thang cần đứng sát vào vách để giành chỗ cho ngườivào sau. Tuyệt đối tránh đứng sát cửa vì nguy hiểm khi thang dừng đột ngột. Đặcbiệt, chỉ cần quai túi hay vạt áo che mắt thần là thang không chạy được. Chỉđơn giản có vậy mà rất hiếm người hiểu, vì các bạn ấy muốn tranh chỗ sát cửa,ra vào cho dễ!
3. Nhìn chung khi vào thang nên cố gắng giữ khỏang cáchvới người bên cạnh và nên nhìn lên trên, vì thang chật, đứng sát nhau lại nhìnvào mặt nhau sẽ gây phản cảm, thậm chí rắc rối cho các bạn nữ khi gặp ngườikhông đứng đắn!
4. Người nào đứng sát bảng điều khiển nên nhanh tay ấn nútĐóng/Mở để mọi người ra vào cho dễ. Quá nhiều trường hợp các bạn tranh đứng đórồi cứ đứng ngây ra, để mọi người phải chen lấn để ấn nút, rất phiền toái.
5. Khi thang chuẩn bị đóng, đừng cố chen vào rồi bị cửakẹp, kêu oai oái. Tốt hơn cả nên nhanh tay ấn nút gọi thang bên ngoài, thang sẽtự mở ra. Người bên trong có thể giúp bằng cách ấn nút mở cửa.
6. Nhìn chung văn hóa các nước đều ưu tiên phụ nữ, ngườilớn tuổi, người mang nặng… vào thang trước. Chút việc nhỏ ấy có thể đóng vaitrò rất lớn trong việc giúp bạn xây dựng hình ảnh.
7. Do thang máy nhỏ, SV lại đông nên dễ bị quá tải.Vì vậythỉnh thoảng cũng có sự cố như thang tụt hay trôi quá nhanh 1 lúc nào đó. Tuynhiên, thang bằng sắt rất vững chắc, khó có sự cố cho người bên trong được.Đừng quá sợ hãi, hay coi đó như một dịp để thử cảm giác mạnh miễn phí! Đây cũnglà một dịp để các bạn nam thể hiện “bản lĩnh đàn ông”, (nếu có nó).
8. Điều cuối cùng đã được mình nhắc đến trong entry “Chủđề khó nói”. Thang máy có không gian hẹp, không thông thoáng lắm nên khi đithang máy cần chú ý để cơ thể không có mùi khó chịu. Mình đã từng đi thang với1 giảng viên Australia và bà ấy công nhận là trong thang smelly quá. Mùa hè sắptới rồi, hãy chăm tắm rửa, thay quần áo, đánh răng thường xuyên nhé!
Như mình đã kể sơ qua trong phần đầu, FTU nói riêng và Việtnam nói chung đã từng có những thời kỳ rất thiếu thốn vật chất. Có trường lớpnhư bây giờ, có thang máy là một tiến bộ lớn so với thời trước. Nhưng để tiếnbộ ấy thành may mắn, tất cả chúng ta phải học cách ứng xử đúng đắn với nó. Đâycũng là dịp để SV thực tập trước khi gia nhập môi trường kinh doanh còn nhiềuthiết bị phức tạp hơn. Chúc thang máy của nhà A không còn là ác mộng cho SV vàGV. Chúc chúng ta luôn ứng xử văn minh – lịch thiệp để FTU thành môi trườnggiáo dục đúng nghĩa!
Leave a Reply