Ngày mai anh lên đường…

0 No tags Permalink

Đã 35 năm trôi qua kể từ ngày 17/02/1979, ngày cả nước Việt Nam lại một lần nữa cùng nhìn lại một cuộc chiến kỳ lạ nhất trong lịch sử đầy rẫy những cuộc chiến ở VN.

Thời gian ấy chúng tôi chỉ là những sinh viên, học sinh nhưng không thể quên được bầu không khí sối sục ngày ấy. Một người bạn của tôi, anh Trần Quốc Quân, hiện đang là một nhà kinh doanh rất thành đạt ở Đông Âu, đã ghi lại những cảm xúc mà theo anh là “không thể nào quên được” trong những năm tháng ấy khi anh là một người lính. Anh đặt tựa đề bài viết là “Ngày mai anh lên đường”, tên một bài hát thịnh hành thời ấy.

Nhưng tại sao lại là “Ngày mai anh lên đường”?

Như anh tâm sự: “Mỗi người chúng ta ai chẳng có một bài hát của riêng mình. Bài hát này trở thành một phần không thiếu đượctrong những cuộc chia tay giữa những người lính mới nhập ngũ với bạn bè, vớingười yêu vào thời đó. Tôi cũng không ngoại lệ. Hôm ấy khoảng hơn 20 người bạnhọc thời phổ thông tụ tập ở nhà tôi. Chúng tôi liên hoan, đàn hát để các bạntiễn tôi vào quân trường. Đang vui như thế thì mất điện, mà chuyện điện đómchập chờn thời đó là bình thường. Chúng tôi quen rồi. Đốt đèn dầu lên, chúngtôi lại say sưa đàn hát. Rồi lại có điện, nhưng chúng tôi tắt điện đi để có cảmgiác ấm cúng hơn dưới ánh đèn dầu với bài Ngày mai anh lên đường.

Vì vậy, mỗi lần nghe lại bài hát này, tôi lại nhớ đến nhữngviên kẹo lạc, bao thuốc lá Sông Cầu, dĩa bánh ngọt đơn sơ giản dị trong buổitiệc chia tay, và nhớ cả quyển sổ tay, cây bút máy Trường Sơn mà người ấy đãdúi tặng cho tôi bằng tình cảm thật nhẹ nhàng của tuổi học trò ngày ấy nữa…

Ngày mai anh lên đường…

Cứ mỗi dịp xuân đến, cả nước kỉ niệm ngày 17/02,ngày Trung Quốc xua quân xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía bắc là bài há tNgày mai anh lên đường lại văng vẳngtrong tai, kéo tôi trở lại với kỉ niệm một thời đau thương nhưng rất đỗi hàohùng của dân tộc.

Tôi còn nhớ hôm đó cả nhà tôi đang quây quần trong bữaăn sáng đạm bạc, bỗng loa truyền thanh vang lên tiếng đanh, sắc, gọn của phátthanh viên Tuyết Mai:

“Thông cáo đặc biệt của Ban chấphành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hòa Xãhội chủ nghĩa Việt Nam. Năm giờ sáng hôm nay, thứ bảy ngày 17/02/1979 Trung Quốcđã bất ngờ xua sáu mươi vạn quân, mở cuộc tấn công xâm lược nước ta trên toàntuyến biên giới phía bắc…”

Tôi nghẹn đắng lòng, bàng hoàng không tin điều đó làsự thật mặc dù đã biết quan hệ hai nước xấu đi nhanh chóng trước đó. Cả nước sụcsôi bước vào một cuộc chiến đấu mới, cuộc chiến đấu của lòng tự trọng dân tộc, cuộcchiến đấu của lòng yêu nước, cuộc chiến đấu bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ.

Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội của tôi đượclệnh thành lập một trung đoàn sinh viên mang tên Nguyễn Huệ. Ngay sau đó trungđoàn Nguyễn Huệ chúng tôi hành quân gấp lên tỉnh Hà Bắc, cùng các trung đoànsinh viên các trường đại học và cơ quan dân, chính, đảng khác đào giao thônghào trên những triền đồi bên dòng Sông Cầu của liền anh liền chị quan họ để lậpnên hệ thống phòng thủ. Sau một tháng, Phòng tuyến Sông Cầu hoàn thành.

Sông Cầu, con sông Như Nguyệt[1] của gần một nghìn nămtrước, Lý Thường Kiệt đã ngạo nghễ đọc bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nướcta trước quân xâm lược nhà Tống: “Nam Quốcsơn hà Nam Đế cư…”.

Sông Cầu, gần một nghìn năm sau, hệ thống phòng thủ nhưnhững con lươn, con rắn đỏ quạch bò nhằng nhịt trên những triền đồi nối tiếpnhau bên hữu ngạn sẵn sàng ngăn bước chân quân xâm lược Trung Quốc vào thủ đôHà Nội.

Một năm sau đó, khi đã tốt nghiệp đại học, tôi nhậnđược lệnh tổng động viên. Nói không hề lên gân, lúc đó tuổi trẻ chúng tôi sụcsôi tinh thần chống giặc ngoại xâm. Lòng yêu nước, lòng tự trọng dân tộc đượcđánh thức khiến chúng tôi không còn biết đến sợ chết. Nhiều thanh niên, sinhviên trong đó có tôi đã từng trích máu viết huyết tâm thư xin gia nhập bộ đội.

Tôi được biên chế vào đại đội một, tiểu đoàn một,trung đoàn 786, sư đoàn 321, Quân khu Thủ đô để huấn luyện trước khi đưa lênbiên giới. Ba tháng huấn luyện tân binh là quãng thời gian tôi không thể quên.Ngày đó trải qua các cuộc chiến tranh liên miên, hết với Mỹ, đang với Campuchiavà bắt đầu với Trung Quốc, nước ta nghèo lắm, quân đội ta chịu chung số phận vớidân tộc nên cũng nghèo lắm, thậm chí còn đói ăn nữa. Những bữa ăn của chúng tôichỉ là hai lưng bát cơm, hoặc một bát cơm với một cái “nắp hầm” là cục bột mì nặndẹt như nắp hầm tăng-xê luộc lên. Thức ăn thì đến rau còn thiếu nói gì đến thịtcá. Nước chấm là gạo rang cháy hòa với muối… Các công thức ăn của bọn lính chúng tôi thời đó là đầy – vơi – đầy hoặcnhanh – nhanh – chậm, có thế mới không bị đói. Mỗi bữa cơm chúng tôi chỉ ăn vỏnvẹn trong vòng bốn phút. Không phải không có thời gian mà vì nếu ăn chậm sẽ đóinên chúng tôi phải đua nhau ăn thật nhanh.

Tôi còn nhớ, hồi đó lính được phát mỗi năm hai bộ quầnáo may bằng thứ vải kaki Dệt Vĩnh Phú hay Dệt Nam Định bở bùng bục, mặc chỉ mộtnăm là rách như tổ đỉa. Thế mà lính vẫn phải đem quần áo đi bán để có tiền ănthêm cho đỡ đói. Thời bấy giờ ở các tỉnh phía bắc, toàn dân mặc quần áo línhnên bán chác trao đổi quân trang rất dễ dàng. Tôi cũng thế, không khác các đồngđội của mình. Tôi thường xuyên chỉ có hai bộ quần áo, còn lại vừa lĩnh đượcquân trang, mỗi lần về phép tôi lại mang ra đường Nam Bộ (phố Lê Duẩn bây giờ)Hà Nội để bán. Thời đó nghiện thuốc lá, không có tiền mua, nên nhiều lúc tôi phảichuyển sang hút thuốc lào. Phải công nhận là lính chúng tôi rất thương nhau. Mộtđiếu thuốc có thể chuyền tay, năm sáu đứa hút chung. Hút đến bỏng tay, chúngtôi bảo nhau vứt mẩu thuốc hút dở vào góc nhà. Khi hết thuốc, lên cơn thèm vậtvã chúng tôi tìm lại đầu mẩu, xé ra cho vào giấy báo cuốn lại để hút, khai mù.Đói thế, khổ thế nhưng anh em chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cường tráng, khỏe mạnh,chắc do chế độ luyện tập cộng thêm sức trẻ. Trước khi vào bộ đội, tôi khôngnghĩ trai thành phố như mình có thể gánh một hơi hàng trăm thùng nước đổ đầy bể,cuốc một buổi được hai sào vườn. Khi đào ao thả cá giúp dân, tôi vác được nhữngviên đất sét to bằng thùng lương khô, chạy băng băng.

Suốt ngày suốt đêm, lúc nào chúng tôi cũng thường trựctrong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Hết báo động ngày, lại đến báo động đêm. Hễlúc nào nghe tiếng còi của trung đội trưởng, đại đội trưởng, bọn lính chúng tôiphải tập hợp đội ngũ được ngay. Lo bị kỉ luật vì không kịp chạy vào đội hình mỗikhi báo động, tôi phải để nguyên cả bộ quần áo trên người thậm chí không cảtháo giày trong lúc ngủ. Đang đêm nghe lệnh báo động, chúng tôi phải khẩntrương lao ra sân tập hợp rồi hành quân đi bộ cả chục kilomet. Gặp gì vượt nấy,không được rẽ, không được lùi. Có những lần giữa đêm đông rét căm căm mươi, mườihai độ, trên đường đi đại đội trưởng bắt phải lội qua ao. Nhiều lính ngần ngừ,trong đó có tôi. Nhưng khi nghe lệnh phạt kỉ luật bị phơi nắng giữa trưa hoặccuốc vài sào vườn, chúng tôi cắn răng ào cả xuống. Thế mà chẳng đứa nào bị làmsao, ho cũng không, cảm cũng không. Phải công nhận rằng được rèn luyện, lính tatuy đói ăn nhưng rất khỏe và kiên cường.

Chế độ tập cực kì vất vả nên bọn lính chúng tôi rấtthích được sinh hoạt chính trị vào ban đêm trên sân kho hợp tác xã. Những lúcđó ngoài việc ngồi nghe chính trị viên đại đội phổ biến nhiệm vụ, lên dây cóttinh thần và quán triệt tư tưởng, chúng tôi được ngồi theo đội ngũ hát tập thểcác bài hát truyền thống của quân đội như Tiến bước dưới quân kì, Vì nhân dânquên mình… Tôi vẫn còn nhớ như in khi hát bài Vì nhân dân quên mình, đến câu “Đượcdân mến, được dân tin muôn phần” chúng tôi đồng thanh hô “phần thì phần”, hoặchát đến câu “Toàn dân ấm, toàn dân no, được học hành” chúng tôi lại đồng thanhhô “hành thì hành”. Chỉ huy không thể phạt cùng lúc từng đó con người nên chỉ biếtcười theo méo mó. Nhưng vui nhất vẫn là sau khi kết thúc buổi học chính trị, bọnlính chúng tôi quây quần bên nhau dưới ánh trăng. Một đứa vừa đập tay vào hộp gỗtheo nhịp, vừa gảy đàn ghi ta, đệm cho cả đám lính hát những bài tình ca lãng mạnthời bấy giờ như Chiều biên giới, Ngày mai anh lên đường… Cả trung đoàn huấnluyện của chúng tôi toàn lính người Hà Nội nên bài hát Ngày mai anh lên đườngđược chúng tôi hát đi hát lại nhiều nhất vào tất cả các dịp có thể. Bài hát đóđã đi vào lòng những người lính thủ đô chúng tôi thời chiến tranh chống quânTrung Quốc xâm lược như một kí ức không thể nào quên.

Bài hát Ngày mai anh lên đường thời bấy giờ có vịtrí đặc biệt không chỉ với những người lính chiến nơi tiền tuyến mà còn với nhiềucô gái hậu phương. Một trong số đó là nữ bí thư chi đoàn thanh niên nơi đơn vịcủa tôi đóng quân sau này. Trong các buổi giao lưu giữa bộ đội và đoàn thanhniên địa phương, cô thôn nữ duyên dáng, có giọng hát mượt mà đó thường hát bàiNgày mai anh lên đường tặng những người lính đại đội tôi, nhất là tặng cho ngườiyêu chính là trung đội trưởng của tôi. Sau này khi đã giải ngũ, qua một đồng độicũ, tôi được biết người yêu của nữ bí thư chi đoàn ấy đã hi sinh trong trậnđánh giành lại một cao điểm tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang năm 1984.

Sau thời gian huấn luyện, cả trung đoàn chúng tôi đượcchở lên biên giới biên chế vào các đơn vị chiến đấu. Có lẽ vì tôi đã tốt nghiệpđại học lại là dân thống kê nên được điều về làm quân lực cho trung đoàn bộ, rồiquân khu bộ. Tôi không được trực tiếp tham gia trận đánh nào. Sau này và chomãi đến bây giờ tôi chưa có dịp được gặp lại những đồng đội năm xưa của mình,nên ai còn, ai mất tôi không được biết. Tôi xin kính cẩn nghiêng mình trướcvong linh những người lính chiến đấu cho Tổ quốc Việt Nam, dù là đồng đội củatôi hay không.

Năm 1988, tôi lên đường đi du học tại Ba Lan khi cuộcchiến tranh biên giới phía bắc kéo dài 10 năm (1979 – 1989) còn chưa kết thúc. Đếnnay tôi vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và tên tôi trong sổ của quận đội Ba Đình – Bộchỉ huy quân sự thành phố Hà Nội ngày ấy có lẽ vẫn còn. Dù chỉ còn trong danhsách dự bị động viên, nhưng tôi vẫn luôn coi mình như một người lính của đất nướcViệt Nam trước họa xâm lăng của kẻ thù.

Đã là người Việt Nam, dù ở bất cứ đâu, làm bất cứ việcgì, hãy hành động để con cháu chúng ta không bao giờ phải hát bài này để chiatay nhau nữa!!!

[1]Như Nguyệt là tên cũ của sông Cầudưới thời Lý, đoạn từ ngã ba Xà, xã Tam Giang, huyện Yên Phong đến Phả Lại, huyệnChí Linh, tỉnh Hải Dương.

Cầu bắc qua sông Kỳ Cùng bị đánh sập trong cuộc chiến 1979

Cầu bắc qua sông Kỳ Cùng bị đánh sập trong cuộc chiến 1979

alt :

No Comments Yet.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *