Vị thế của phụ nữ ở Việt nam trong con mắt một phụ nữ Australia

0 No tags Permalink
Bìa sách Gái Tây ế ở HN do Quảng Văn dịch và phát hành!

Bìa sách Gái Tây ế ở HN do Quảng Văn dịch và phát hành!

Đây là một đoạn trích trong cuốn sách ”Gái Tây ế ở Hà Nội” (tên nguyên văn “Single White Female in Hanoi”) của Carolyn Shine, một cô gái Sydney độc thân lần đầu tiên đặt chân đến châu Á. Trong 18 tháng ở Hà Nội, cô nhạc công kiêm giảng viên tiếng Anh đã chia sẻ rất nhiểu những “va đập” văn hóa, phong tục tập quán với cái nhìn thật ấm áp, khôi hài và cởi mở rất thú vị. May mắn được tặng cuốn sách này, lúc đầu nhìn mục lục hơn 500 trang mình khá ngại ngùng nhưng khi cầm lên thì không bỏ xuống được. Mình đã xin phép Quảng Văn được trích 1 vài đoạn giới thiệu với các bạn vì “cross culture” & “gender issue” là đề tài yêu thích của mình.

 

Lớp nâng cao dành cho người lớn của tôi tại trường UNCO đã mở cho tôi một của sổ văn hóa, mặc dù tấm kính có thể chằng chịt ngang dọc. Tôi đưa các câu hỏi và thắc mắc của mình vào trong phòng học, thỉnh thoảng, chúng khơi dậy những cuộc thảo luận sôi nổi chiếm phần lớn thời gian trên lớp.

Khi thái độ rụt rè ban đầu đã giảm, các ý kiến bắt đầu xuất hiện. Tôi thoáng bắt gặp một tư duy cởi mở, một niềm khát khao tri thức. Nhưng những quan điểm khác có vẻ bảo thủ và cố chấp.

Trong buổi học tối qua, chúng tôi đã thảo luận về vấn đề cũ rích “Chỗ của phụ nữ là ở nhà”.

Hôm nay, tôi vẫn không ngừng ngẫm nghĩ về một tiếng rưỡi đồng hồ đó. Đặc biệt, một đoạn mang tính giáo dục cao. Tất nhiên, sự giáo dục đó thuộc về tôi. Khung cảnh ngắn ngủi đang được chiếu lại trong tâm trí tôi diễn ra như thế này:

 

Tôi hỏi cánh đàn ông xem trong số họ có bao nhiêu người thích được sinh ra là phụ nữ hơn. Tràng cười nổ lên như pháo ran.

–         “Câu hỏi kỳ quá,” anh chàng ra dáng nam nhi tên Công nở nụ cười tự mãn, nói với tôi: “Tất nhiên, chẳng gã đàn ông nào thích thế cả”.

Tôi nhìn những anh chàng khác. Họ tránh mắt đi. Cuộc thảo luận kết thúc.

 

Vậy tôi bèn hỏi ngược lại với chính cánh phụ nữ.

–         “Trong các bạn, có bao nhiêu người thích làm đàn ông hơn”?

Cuộc thảo luận sôi nổi bằng tiếng Việt bùng nổ, cho thấy câu hỏi này chưa từng được đặt ra với họ.

Cuối cùng, một nửa số phụ nữ trong lớp giơ tay lên. Một lựa chọn hợp lý, tôi trầm ngâm nghĩ đến sự phân chia lao động mà tôi quan sát được.

 

Cuộc sống ở Hà Nội diễn ra trên đường phố. Cánh đàn ông tụ tập thành các nhóm nhỏ tha thẩn quanh các góc đường tấp nập, cầm theo bơm và các dụng cụ cơ bản, sẵn sàng sửa chữa, bơm hơi hay vá lốp cho bất kỳ chiếc xe hai bánh đang gặp rắc rối nào. Bên cạnh họ, những người phụ nữ đang giặt quần áo trong những cái chập nhôm to tướng sủi bọt, đàn ông chơi bài, đàn bà cắm cúi quét dọn, đàn ông uống bia và hút thuốc lào bằng những chiếc ống tre lớn, phụ nữ gánh trên vai những gánh hoa quả 50 cân mang đi bán, đàn ông ngủ trên võng. Thoạt đầu trông cứ như thể một bức tranh “Wally ở đâu” (1), nhưng có một trật tự ẩn bên dưới mà những bức minh họa quái dị của Martin Handford đã không thể hiện. Về cơ bản, những người lang thang, đi chơi la cà, uống bia, hút thuốc lào đều là đàn ông.

 

Công việc chính của đàn ông Việt! Thậm chí còn có bài hát cho nó!

Công việc chính của đàn ông Việt! Thậm chí còn có bài hát cho nó!

 

–                     “Vậy là, bạn hạnh phúc khi là phụ nữ?”. Tôi hỏi một trong những người khiêng rượu . Cô nhún vai.

–       “Phụ nữ có nghĩa vụ phục vụ chồng”, cô đáp. Những người phụ nữ khác gật đầu tán thành.

–                     “Ừm… và cô… thấy hạnh phúc khi làm thế?”. Tôi hỏi cô bằng giọng lộ rõ vẻ bế tắc. Ngoài cảm xúc mâu thuẫn, giống như rất nhiều câu trả lời được nghe dạo gần đây, câu trả lời của cô có vẻ không đi vào bản chất câu hỏi. Tôi những tưởng tiêu chuẩn trả lời câu hỏi là một tiêu chuẩn mang tính quốc tế, liên-văn hóa. Có vẻ không phải như vậy, vì ở Việt Nam, một câu trả lời khả dĩ cho câu hỏi, “Bạn thích cháo ếch hay cháo cá hơn?” là “Vâng”.

 

Những phụ nữ khác cười khúc khích trước phản ứng của tôi. “Tất nhiên rồi”, người phụ nữ kiêng rượu mỉm cười nói. Cố gái bộc trực tên Phạm, đang ngồi bên phía nam giới, giải thích.

–                     “Đối với phụ nữ, chăm sóc chồng là một niềm vinh hạnh”, cô nói với tôi. “…Nấu nướng cho anh ta cùng cha mẹ anh ta và sinh đẻ con cái. Con cái là tương lai của chúng tôi. Người vợ cảm thấy hạnh phúc khi làm việc này”.

 

Học kỳ nghiên cứu phụ nữ mà tôi từng tham gia khi còn là cô sinh viên có đôi mắt sáng ngời tràn đầy nhiệt huyết hồi mới hai mươi, giờ đang vỡ nát dưới chân tôi. Hồi đó, tối đã được học tại sao đại từ “I” – tôi – như một biểu tượng cho sinh thực khí nam giới, lại là một sự sỉ nhục của xã hội gia trưởng đối với ngôn ngữ của chúng tôi, vậy mà, hơn một thập kỉ sau, một thành viên trong tầng lớp tinh hoa có học thức của Việt Nam lại nói với tôi rằng sống cuộc đời như một nô lệ gia đình chính là niềm vinh dự.

 

Tôi tự hỏi, liệu đây có phải kết quả của sự tẩy não không, hay là một đại dịch của hội chứng Stockholm – khi mà kẻ bị bắt giữ lại kiên trì tự nguyện phụ tùng nhu cầu của kẻ đã bắt giữ mình? Hay đấy chỉ đơn giản là một ý kiến khả dĩ đang phải hứng chịu những phán xét khắt khe theo quan điểm đạo đức phương Tây bị bóp méo có chọn lọc của tôi? Mong muốn làm một người vợ đảm liệu có sai?

 

Tôi không được trời phú cho khả năng kiên định; nó cũng không phải bản tính của tôi. Và giờ đây, khi những niềm tin của tôi bị nhấn chìm, tối bứt dầu không chịu nổi một sự mơ hồ sâu sắc mang tính triết học.

 

Thực ra, những nghĩa vụ được dành sẵn cho cho một người vựo còn nặng nhọc hơn nhiều so với những gì tôi biết tại thời điểm đó.

 

Sau khi kết hôn, theo đúng truyền thống, một cô dâu Việt sẽ rời khỏi nhà cha mẹ, nơi cô ngủ chung với mẹ hằng đêm kể từ khi lọt lòng, nơi cô đã ăn cơm cùng gia đình mỗi ngày, để rồi chuyển đến ngôi nhà của gia đình chồng. Mặc dù chưa từng tận mắt chứng kiến nhưng tôi hình dung chuyện này ắt hẳn sẽ khiến cho cả cô gái lẫn cha mẹ cô tổn thương không ít. Nhưng không chỉ có thế. Tại nơi ở mới, cô trở thành tài sản của nhà chồng, và gánh nặng nghĩa vụ gia đình giờ đây bao gồm cả việc chăm sóc họ.

Tấm ảnh chụp một phụ nữ Việt nam của nhiếp ảnh gia người Pháp

Tấm ảnh chụp một phụ nữ Việt nam của nhiếp ảnh gia người Pháp

 

 

Khi tôi hiểu được điều này, rất nhiều chuyện trở nên sáng tỏ. Điều sáng tỏ nhất chính là sự nhẹ nhõm và niềm vui của các bậc cha mẹ khi có một cậu nhóc. Một năm nọ, một người bạn Việt Nam của tôi cùng người vợ đang mang thai của anh nhận được kết quả siêu âm cho biết đứa con của họ là con trai. Bạn tôi, một người đàn ông hiện đại có học thức, bèn tổ chức ăn mừng, bởi vì, theo lời anh, con trai có “địa vị cao hơn”.

 

Mặc dù từng thấy phật lòng trước quan niệm này, nhưng tôi vẫn thông cảm được. Nếu nhìn nhận sự việc theo cách của họ, về cơ bản, một cô con gái chính là một sự lãng phí tài nguyên. Bạn sắm sửa quần áo cho cô ấy, nuôi nấng, cho cô ấy học hành, và bạn đã mất cô ấy hoàn toàn trong ngày cưới của cô ấy. Ngược lại, một cậu con trai, là một khoản đầu tư bền vững và là một nguồn đảm bảo đích thực sẽ chăm lo cho gia đình về lâu về dài.

Buổi học tối hôm qua đến rất đúng lúc, đã hòa hợp một cách đầy nguy hiểm với sự vỡ mộng đang lớn lên trong tôi….

 

BẠN CÓ NHẬN RA MÌNH, NHẬN RA HÀ NỘI CỦA MÌNH KHÔNG???

 

(1); Where’s Wally? – một sê-ri sách tranh thiếu nhi nổi tiếng do họa sĩ Martin Handford xuất bản ở Mỹ và Canada. Mỗi trang trong cuốn sách là hàng trăm nhân vật có dáng điệu, hành động và biểu cảm khuôn mặt khác nhau và giữa biển người đó, bạn đọc được yêu cầu đi tìm nhân vật Wally.

alt :

No Comments Yet.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *