Bài thơ Huyền thoại một tình yêu của Đoàn thị Lam Luyến đã nhận được khá nhiều sự hưởng ứng của bạn bè. Nó làm tôi nhớ lại câu chuyện về bài hát “Như đã dấu yêu”:
NHƯ ĐÃ DẤU YÊU
Đức Huy
“Trong đôi mắt anh em là tất cả
Là nguồn vui, là hạnh phúc em dấu yêu
Nhưng anh ước gì
Mình gặp nhau lúc em chưa ràng buộc
Và anh chưa thuộc về ai
Anh sẽ cố quên khung trời hoa mộng
Ngày hè bên em tình mình đến rất nhanh
Anh sẽ cố quên Lần đầu mình đến bên nhau
Rộn ràng như đã dấu yêu từ thuở nào
Em đến với anh với tất cả tâm hồn
Anh đến với em với tất cả trái tim
Ta đến với nhau muộn màng cho đớn đau
Một lần cho mãi nhớ thương dài lâu
Trong đôi mắt anh em là tất cả
Là niềm vui, là mộng ước trong thoáng giây
Anh sẽ cố quên rằng mình đã đến trong nhau
Nồng nàn như đã dấu yêu từ thuở nào”.
Phụ nữ Việt Nam, nhất là những người hơi “lan man” đôi chút, chắc đều đã từng nghe và yêu thích bài hát này của Đức Huy. Tôi cũng đã từng mê mẩn giai điệu quyến rũ, lời ca đắm say của bài hát và sinh ra dò đoán là chắc nó ra đời dựa trên một chuyện tình lãng mạn nào đó của tác giả. Nhưng tôi đã vỡ mộng khi nghe tác giả trực tiếp kể về lý do sáng tác bài hát. Theo tác giả, sau một thời gian chuyên về những bài hát mang màu sắc tôn giáo, anh có nhu cầu làm 1 bài hit nào đó. Sau khi nghiên cứu, anh đã tìm ra một công thức (từ của Đức Huy) sáng tác hit của Việt nam là:
Hit Việt Nam = Giai điệu nhạc cổ điển chậm như slow, tanggo hay rumba + lyric về một chuyện tình ngang trái, càng sướt mướt càng tốt.
Theo Đức Huy, tiểu thuyếtt Việt nam phải kết thúc có hậu mới được chuộng nhưng bài hát thì ngược lại. Từ công thức đó anh đã sáng tác bài “Như đã dấu yêu” và đúng là bài này đã thành công ngoài sức tưởng tượng của anh! Lời bài hát rất phù hợp với tâm lý người Việt, bị giam cầm trong lễ giáo phương Đông, nhưng luôn mơ tưởng đến một “trái cấm” nào đó. Việc tác giả để nhân vật chính là nam cũng phù hợp với thực tế là nam giới Việt nam luôn sẵn sàng “vượt rào” nhưng chỉ là trong chốc lát rồi lại quay về cái chuồng của mình, hiếm ai dám thật sự phá bỏ một cái gì đó! Chắc vì họ chắc lép, sợ “Đồ Sơn” không bằng “Đồ nhà”! Tuy nhiên, nghe nó cũng hay, với tôi thế là đủ! Biết được công thức đó cũng làm tôi tỉnh táo hơn khi xem/nghe những tác phẩm khác!
Chỉ trách tác giả và nhiều văn nghệ sĩ cứ khác ra sức thêu dệt về những chuyện tình viển vông làm công chúng sinh ra mơ tưởng về một mối tình lãng mạn, “vượt rào” nào đó. Nói cách khác là xui người ta làm cái mình không làm được! Tác hại ấy thật khôn lường, nhất là với phụ nữ!
“Chị em mình, hãy cảnh giác!”
Có thể nghe bài hát ở đây:http://www.youtube.com/
Leave a Reply