Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học địa phương cho biết ông chưa từng đánh trượt sinh viên nào nhưng đã từng đánh trượt cả một lớp. Lớp đó kiên quyết cho rằng chủ nghĩa xã hội đúng, rằng xã hội không ai giàu và cũng không ai nghèo là một cách cân bằng tuyệt vời.
Vì thế, vị giáo sư nói: “Được rồi, vậy lớp mình sẽ tiến hành một thí nghiệm về chủ nghĩa xã hội. Tất cả các điểm sẽ được tổng hợp lại và chia đều ra, mọi người sẽ nhận được điểm như nhau, vì thế không ai bị trượt và cũng không ai được A cả.”
Sau bài kiểm tra đầu tiên, mức điểm trung bình cho cả lớp là B. Những sinh viên chăm rất buồn, còn những sinh viên lười rất mừng. Qua bài kiểm tra thứ hai, những sinh viên lười thậm chí còn lười hơn, còn những sinh viên chăm thì quyết định rằng họ cũng chỉ nên học ít thôi. Điểm trung bình cho bài lần hai là D! Không ai vui cả.
Đến bài thứ ba, điểm trung bình là F. Mức điểm không hề tăng lên, còn các cuộc cãi vã, buộc tội, nêu tên nổ ra, mọi người đều khó chịu và không ai muốn học để người khác có lợi. Cuối cùng, tất cả đều trượt, và ai cũng ngỡ ngàng. Giáo sư nói với họ rằng kiểu gì chủ nghĩa xã hội cũng hỏng vì phần thưởng thì hay và nỗ lực thành công thì lớn, nhưng khi chính phủ tước mất phần thưởng, chẳng ai còn động lực để thành công nữa. Không gì đơn giản hơn thế.
Chỉ một đoạn văn ngắn ngủi sâu sắc đã nêu lên tất cả:
“Bạn không thể làm người nghèo giàu lên bằng cách khiến người giàu nghèo đi. Người không phải làm gì vẫn được hưởng trong khi người phải làm thì không được hưởng gì. Chính phủ không thể cho ai cái gì mà không lấy thứ đó từ người khác. Khi một nửa nhân dân thấy rằng họ không cần làm gì vì sẽ có nửa khác làm cho, còn nửa còn lại thì nghĩ họ làm cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác đoạt mất, đó chính là khởi đầu của kết thúc cho mọi quốc gia. Bạn không thể nhân sự giàu có bằng cách chia nó ra.”
Leave a Reply