Mình ngạc nhiên vì câu “Khi người ta trẻ” có vẻ được khai thác quá nhiều nhưng ít người biết xuất xứ của nó! Một bạn có vẻ rất uyên thâm về văn chương là anh Nguyen Hoang Linh cũng không biết bài thơ này! MÌnh đọc nó từ khi còn khá trẻ và thích không chỉ ý thơ mà cả cách dịch của Xuân Diệu. Mình tin ông dịch thành công cũng vì nó liên quan đên Blaga Dimitrova, một mối tình của ông. Rất có thể chính bà đã giới thiệu nó với ông. Chia sẻ bài này để các bạn già sẽ nhớ về thời trẻ của mình và các bạn trẻ sẽ biết quý hơn cái mình đang có!
Khi mà người ta còn trẻ
Pencho Slaveykov (1866-1912)
Khi mà người ta còn trẻ,
<p>mặt trời vàng rợi long lanh</p>Trái tim như thả con thuyền
trên những mộng vàng đẹp đẽ
Khi mà người ta còn trẻ,
<p>bàn chân nhẹ nhõm lướt nhanh</p>Và cả lo nghĩ trên đời
cũng thoảng như làn gió nhẹ
Khi mà người ta còn trẻ,
<p>cái gì cũng hóa sướng vui</p>Trái tim không gợn bóng sầu,
không một bóng mây buồn ám
Đến cả nỗi khổ đau
<p>cũng là suối đôi bờ hoa điểm</p>Khi mà người ta còn trẻ,
Ồ,vâng! Khi tuổi còn xuân!
(Xuân Diệu dịch)
(Nguồn: Những nhà thơ Bungari, NXB Sviat, 1985).
Pencho Slaveykov là nhân vật nổi tiếng nhất trong số những người sáng tạo lớn của văn học Bungari sau ngày giải phóng khỏi ách Thổ Nhĩ Kỳ (1878). Ông là con của nhà thơ lớn và nhà ký giả của thời Phục hưng Bungari Petkov Slaveykov. Ông từng học mỹ học và triết học tại Laixich (Đức). Năm 22 tuổi ông ra tập thơ đầu “Cây linh lan” và rất được hoan nghênh. Năm 1893 ông được học bổng đi học triết học và văn học Đức, Ý, Anh tại Laixich. Năm 1898 khi về nước, ông làm giám đốc Thư viện quốc gia và Nhà hát quốc gia một thời gian. Tuy nhiên con đường sáng tác của ông không dài vì năm 1912 ông qua đời tại Ý, thọ 49 tuổi.
Leave a Reply