Chuyện cổ tích dưới góc độ luật pháp Việt Nam

0 No tags Permalink

Tuần rồi bận quá nên chưa hoàn thành entry “giáo dục giới tính” theo dự kiến. Đằng nào FB của mình cũng toàn “trẻ em” nên kể chuyện cổ tích kiểu mới cho chúng nghe cũng vui! Bài này trên blog Bô cu Hưng, giúp mọi ngưởi cảnh giác, khi kể chuyện cổ tích cũng cần update kiến thức luật pháp, haha!

“Về khía cạnh pháp lý trong một số câu chuyện cổ tích

Với trách nhiệm xã hội, Bố cu thấy việc trẻ em đọc truyện cổ tích có thể dẫn đến những biến chứng về hành vi, khi lớn lên trở thành những tên tội phạm nguy hiểm cho xã hội, có thể trở thành những kẻ giết người, hiếp dâm, sử dụng trái phép công sản…

Vì lẽ đó, không thể không cảnh báo

Công chúa muốn vào ngủ trong rừng phải từ đủ 16 tuổi trở lên

Có rất nhiều chuyện về các cô công chúa ngủ trong rừng, được chàng hoàng tử đánh thức và trở nên vợ chồng. Cũng có những chàng hoàng tử bị đội lốt quỷ sứ và chỉ trở về hình dạng con người sau khi được cải hóa bởi tình yêu của cô gái đẹp hay công chúa.

Thông thường họ hôn nhau ngay trong rừng. Nếu chỉ hôn thì không sao, tuy nhiên nếu công chúa dưới 14 tuổi thì mọi hành vi tình dục có thể bị khép vào tội dâm ô với trẻ em; nếu công chúa dưới 16 tuổi thì hoàng tử có thể bị truy tố vì giao cấu với người chưa thành niên. Mọi hành vi quan hệ tình dục kể cả có sự đồng thuận của công chúa, nếu công chúa chưa đủ 14 tuổi, thì hoàng tử đương nhiên bị ghép tội hiếp dâm trẻ em theo quy định của Bộ luật hình sự.

Vì vậy, khi cho in chuyện cổ tích, nên chú thích rõ ràng là công chúa đã từ đủ 16 tuổi trở lên để tránh cho các em bé của chúng ta muốn làm hoàng tử quá sớm.

Đươc ông Bụt cho vàng, coi chừng bị ở tù

Trong chuyện cổ tích có những người nghèo sau khi khóc lóc một hồi đều được Bụt hiện lên dặn đào gầm giường hay đâu đó trong vườn để tìm được hũ vàng và sống giàu có.

Tuy nhiên theo quy định của pháp luật Việt Nam, Bụt không phải là một chủ thể pháp luật, vì thế ông Bụt và bà Tiên đều không bị điều chỉnh.

Theo điều 241 Bộ Luật Dân sự, người nghèo sau khi đào được hũ vàng Bụt cho, phải lập tức đi báo công an. Nếu số vàng trị giá dưới 10 tháng lương tổi thiểu (640 ngàn/tháng) thì người đó được hưởng toàn bộ. Nếu giá trị vàng hơn 10 tháng lương tối thiểu thì sau khi trừ đi chi phí bảo quản, người nhặt được tài sản được hưởng giá trị bằng 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% phần vượt quá 10 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định. Phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.

Trong trường hợp nhặt được vàng mà không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm thì khi bị phát hiện, người nghèo ấy bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 141 với tội danh “Chiếm giữ trái phép tài sản”. Trong trường hợp tài sản trị giá từ 5 triệu đến dưới 200 triệu đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Tội danh này cũng đồng thời được áp dụng cho hành vi của nhân vật trong truyện ăn khế trả vàng và các chuyện tương tự.

Sự tích con muỗi : Tội vô ý làm chết người

Chuyện cổ tích kể rằng anh ngư dân có cô vợ đẹp chẳng may bệnh nặng qua đời. Anh ôm quan tài khóc lóc thì Bụt bày cho anh cứu cô vợ sống lại bằng ba giọt máu của mình. Sau này cô ấy chê anh nghèo, bỏ đi lấy chồng Đài Loan, ông bụt hiện lên bày cho anh ta đòi lại ba giọt máu dạo nào.

Cô vợ lấy kim trích vào ngón tay trả lại ba giọt máu cho chồng tức thì lăn đùng ra mà chết đáng đời đồ bội bạc.

Về điều này, người chồng có thể bị khởi tố về tội vô ý làm chết người với tình tiết tăng nặng là làm chết người do hành vi vi phạm pháp luật. Ở đây hành vi đòi lại ba giọt máu là vi phạm nghiêm trọng bộ luật Dân sự. Vì ba giọt máu là vật tặng cho, đã được giao cho cô gái và dĩ nhiên thuộc sở hữu của cô ấy nên không được quyền đòi lại. Huống nữa là đòi lại máu khiến người ta chết.

Còn rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật của các nhân vật chính diện trong truyện cổ tích, có thể khiến trẻ em lầm lạc vì bắt chước và trở thành tội phạm sau này. Bố cu thấy rất là đáng lo lắng!”
Nguồn: http://bocuhung.multiply.com/journal/item/369

Không biết Tiên Dung và Chữ Đồng Tử có buộc tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” khi ltắm không đúng chỗ và làm ngập đầm “Nhất Dạ Trạch” không? Trương Ba sẽ khai hộ khẩu, khai tử thế nào? Sứ giả nhà vua có bị buộc tội bán đò chơi bạo lực cho trẻ lên ba là Thánh Gióng không? … Thật khó khăn lắm thay!

Chuyen co tich duoi go do phap luat Viet Nam

alt :

No Comments Yet.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *