NAM TÍNH/ NỮ TÍNH CÓ CÒN QUAN TRỌNG???

0 No tags Permalink

Mình tin bất kỳ đứa trẻ nào sinh ra ở VN cũng bị nhồi nhét từ lúc mới chào đời về Nam tính và Nữ tính. Những câu kiểu “Đàn bà con gái gì mà như hổ vồ” hay “Đàn ông, con trai gì mà như đàn bà” thực tế là những lời gây tổn thương nhất với bất kỳ đứa trẻ nào. Dù đối tượng có giỏi giang, tử tế, hay ho đến đâu nhưng toàn bộ giá trị của chúng sẽ bị sổ toẹt, thậm chí không còn chỗ đứng trong xã hội nếu không hành xử đúng quy định về giới tính. Những lời xúc phạm ấy đặc biệt đau xót với trẻ vị thành niên, khi còn bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa cuộc đời.

Là đứa bẩm sinh cứng đầu cứng cổ, lại cao lớn hơn mức trung bình của VN thời ấy, mình thường xuyên phải nghe câu này. Đương nhiên lúc nhỏ mình cũng tin là do mình không tốt nên mới không “nhu thuận, rịu ràng” như người khác. Nhưng càng lớn mình càng thấy vô lý, Trời sinh mỗi người mỗi tính, vì sao lại cứ ép mọi người giống nhau??? Ép như vậy buộc con người phải gian dối, sao người lớn luôn dạy trẻ con phải thật thà rồi lại ép chúng sống dối trá? Mà có gì sai khi con gái thích thẳng thắn, nhanh nhẹn, quyết đoán cũng như con trai không được nhẹ nhàng, thông cảm? Mình đi học cùng với chúng nó, thấy thương khi chúng buồn khổ mà vẫn phải cương lên, không dám thể hiện. Trời sinh con người có đủ sắc thái tình cảm, sao nam nữ lại chỉ được chọn một cách thể hiện???
Đến lúc đọc “Cuốn theo chiều gió” nghe bài của Mami giảng giải cho Scarlett mình cứ bò ra cười. Bà vú già người da đen không biết chữ mà thật thông thái quá. Bà dạy cô bé Scarlett xinh đẹp, thông minh nhưng si tình là cần tỏ ra nhỏ nhẹ, nhút nhát, thậm chí giả vờ dốt để không làm đàn ông sợ. Có như vậy nàng mới hy vọng thu hút được người nàng yêu. Khi Scarlett hỏi lại là “Nhỡ sau khi cưới chồng mới phát hiện là vợ mình hoá ra lại thông minh thì sao?” thì Mami thản nhiên đáp, kiểu “Lúc ấy ván đã đóng thuyền rồi, vả lại họ cũng ngờ ngợ từ trước”!

Nữ tính (tiếng Anh là  Femininity (also called feminitygirlishnesswomanliness or womanhood) là một tập hợp những thuộc tính, hành vi vàvai trò thường được gán cho phụ nữ, cũng như Nam tính (masculinity) được gán cho nam giới.

Nam tính/Nữ tính theo các nhà nghiên cứu hình thành dựa trên đặc tính sinh học và tập quán của địa phương. Khoa học đã chứng minh sinh học giữa hai giới trừ vài chức năng tự nhiên, ngoài ra không có thuộc tính nào chỉ giành cho Nam hay Nữ. Phụ nữ không độc quyền sự tinh tế, nhạy cảm.., cũng như Nam giới không phải là phe duy nhất biết quyết đoán, mạnh mẽ. Thậm chí trong Tử vi phương Đông từ ngàn xưa cũng đã mô tả Âm Nữ và Dương Nam để chỉ những người có đặc tính khác với quy định truyền thống.

Chính vì vậy thực tế Nam tính hay Nữ tính chỉ là quy định của từng nơi, ví dụ theo các nhà nghiên cứu dù cùng theo Khổng giáo nhưng nam tính ở Hàn Quốc là ăn to nói lớn, mạnh mẽ thì nam tính ở Bắc Việt lại là tinh tế, gia trưởng kiểu thầy đồ. Nữ tính ở châu Á là đảm đang, kín đáo, hiền thục thì nữ tính ở Âu Mỹ lại là sexy. Vì thế Nam tính hay Nữ tính không phải do trời sinh mà do hoàn cảnh sống và văn hoá quy định nên tất nhiên khi hoàn cảnh sống thay đổi, khái niệm ấy cũng thay đổi theo.

Do cách mạng KHKT, vai trò của GIỚI trong phân công lao động bị xoá nhoà. Thế giới đã có Nữ Thủ tướng, nữ phi công rất giỏi giang cũng như nam giới làm đầu bếp, nuôi dạy trẻ được tín nhiệm. Vì vậy, thực tế Nam tính/Nữ tính là chủ đề chỉ còn quan trọng trong các nước kém phát triển như Việt Nam, nơi hủ tục còn trói buộc con người. Chắc tất cả còn nhớ vụ những kẻ hiếp dâm ở Ấn độ đổ lỗi cho nạn nhân của chúng đã cư xử “thiếu nữ tính” khi dám ra đường buổi tối, lại còn dám chống lại đàn ông nên mới bị chúng giết chết!!’

Xu hướng chung của thế giới là Be Yourself, nam giới ngày càng tinh tế và phụ nữ ngày càng mạnh mẽ. Vì vậy đừng mất công phân biệt giới nữa. Quan trọng là làm người tốt, công dân tốt và được hạnh phúc theo cách bạn muốn. Bắt mỗi người sống trong khung   nào đó cũng là bất bình đẳng giới tức là vi phạm QUYỀN CON NGƯỜI đấy.

MONG CÁC BẠN ĐỪNG TỰ GIAM MÌNH!!!!

 

alt :

No Comments Yet.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *