Từ nhỏ mình được khuyến khích là cần phải tiết kiệm thì mới khá lên được.
Ông bà, bố mẹ mình bóp mồm bóp miệng tiết kiệm từng đồng để gửi tiết kiệm, mua vàng dành dụm nhưng chỉ một đợt đổi tiền, chút biến động giá vàng trên thị trường thế giới là tất cả biến mất, trong khi chưa từng được enjoy life. Cả dân tộc tiết kiệm mấy ngàn năm, các loại hình nghệ thuật như kiến trúc, âm nhạc, ca vũ… đều quá sơ khai vì không được đầu tư nhưng VN vẫn nghèo đói.
Một nhà kinh tế Ấn Độ đã có một phát hiện rất hay về kinh tế thế giới.
“Hãy xem kinh tế thế giới quay vòng như thế nào. thế giới này quả là điên rồ.
Người Nhật tiết kiệm rất nhiều, họ không tiêu pha nhiều. Đồng thời, Người Nhật xuất khẩu nhiều hơn rất nhiều lượng họ nhập khẩu.
Tuy Nhật có một con số thặng dư thương mại hơn 100 tỷ đô-la Mỹ nhưng vẫn được coi là nền kinh tế yếu, thậm chí là đang sụp đổ.
Người Mỹ thì tiêu nhiều, tiết kiệm ít. Bên cạnh đó, Mỹ nhập khẩu nhiều hơn lượnghọ xuất khấu. Hàng năm Mỹ vẫn thâm hụt thương mại tới hơn 400 tỷ đô-la Mỹ. Tuy vậy, kinh tế Mỹ vẫn được coi là mạnh và được cho rằng sẽ còn lớn mạnh hơn nữa.
Nhưng từ đâu mà người Mỹ lại có tiền để tiêu?
Họ vay từ Nhật, Trung Quốc và Ấn Độ. Thành ra, họ đã tiết kiệm để cho người Mỹ tiêu. Tiết kiệm trên toàn cầu được đầu tư ào ạt vào Mỹ. bằng đồng đô-la.
Ấn Độ giữ lại một lượng tài sản ngoại tệ cho riêng mình khoảng 50 tỷ đô-la Mỹ trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Trung Quốc đã bỏ phí mất hàng tỷ đô-la Mỹ trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Cổ phần của Nhật trong chứng khoán Mỹ là hàng nhiều tỷ.
Kết quả 1:
Mỹ đang lấy đi hơn 5 tỷ của thế giới.
Vậy là, trong khi cả thế giới tiết kiệm cho Mỹ, người Mỹ tiêu pha thoải mái.
Ngày nay, để giữ mức tiêu thụ cho Mỹ, để cho nền kinh tế Mỹ hoạt động, các nướckhác đã phải bỏ ra 180 tỷ đô-la Mỹ mỗi quý, tương đương với 2 tỷ đô-la mỗingày.
Một nhà kinh tế Trung Quốc đã đặt 1 câu hỏi rất khéo léo.
Ai là người đầu tư nhiều hơn, Mỹ hay Trung Quốc, Trung Quốc hay Mỹ?
Mỹ đã đầu tư vào Trung Quốc ít hơn một nửa mà Trung Quốc đã đầu tư vào Mỹ.
Trường hợp tương tự với Ấn Độ. Ấn Độ đã đầu tư vào Mỹ hơn 50 tỷ nhưng Mỹ chỉ đầutư cho Ấn Độ không đến 20 tỷ đô-la Mỹ.
Vì sao thế giới lại ở sau Mỹ?
Bí mật nằm ở cung cách của người Mỹ, họ tiết kiệm rất ít. Thực tế, họ đã dùngthẻ tín dụng để tiêu những khoản tiền họ sẽ kiếm được trong tương lai. Cách màngười Mỹ tiêu tiền chính là điều cuốn hút những mối quan tâm xuất khẩu tới Mỹ.
Vì vậy, Mỹ nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu từ năm này qua năm khác.
Kết quả 2:
Thế giới phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ. Bằng văn hóa tiêu tiền đã ăn sâu đó, Mỹ đã tạo thói quen cho thế giới làm giàu cho mình. Nhưng vì Mỹ cần tiền để thỏa mãntiêu thụ của mình, thế giới đã cung cấp tiền.
Điều này cũng giống một người chủ cửa hàng cung cấp tiền (hoặc cho phép mua chịu) cho khách hàng để người ấy tiếp tục mua hàng của cửa hàng đó.
Nếu khách hàng không mua hàng ở đó, cửa hàng sẽ không hoạt động được, trừ khi người bán hàng tự mình bỏ thêm vốn ra. Mỹ giống như người khách hàng. Và thế giới giống như tình thế tài chính khó cứu chữa của người bán hàng.
Vậy ai là người tài trợ chính cho các mua sắm của Mỹ?
Đương nhiên là Nhật.
Tuy nhiên kinh tế Nhật vẫn bị coi là còn yếu. Những nhà kinh tế hiện đại phàn nàn rằng Nhật không tiêu nhiều, vì vậy họ không phát triển được..
Để bắt Nhật phải tiêu tiền, chính phủ Nhật đã cố gắng hết sức mình, giảm tỷ lệtiết kiệm, thậm chí là đánh phí những người tiết kiệm.
Tuy vậy sau đó người Nhật vẫn không tiêu nhiều. (Liệu có phải là dù đánh thuế mà vẫn không thay đổi được thói quen?)
Tiết kiệm bưu điện cá nhân của họ là hơn 1.2 ngàn tỷ đô-la Mỹ, khoảng 3 lần GDP của Ấn Độ. Theo đó, vấn đề thành ra lại là tiết kiệm, vấn đề nghiêm trọng hơn sức mạnh của Nhật. Vậy, bài học là gì?
Đó là, một nước không thể lớn mạnh được nếu như người dân chỉ tiết kiệm màkhông tiêu. Không những là tiêu, mà còn là vay và tiêu. Đây là học thuyết kinhtế mới đã được phát triển ra.
Giáo sư Jagdish Bhagwati, nhà kinh tế xuất thân Ấn Độ nổi tiếng ở Mỹ, đã nói vớiManmohan Singh rằng người Ấn Độ đã tiết kiệm một cách lãng phí.
Ông đề nghị họ tiêu nhiều dù là vào việc nhập khẩu xe hay thậm chí là vào mỹ phẩm.
Điều này giúp kinh tế Ấn Độ có đường cong tăng trưởng. Đây là một trong những lý do mà số lượng MNC lại đang giảm xuống ở Ấn Độ, do nhìn được cách tiêu tiền của người tiêu thụ.
“ Tiết kiệm là tội, tiêu tiền là phúc.”
Tuy nhiên trước khi chúng ta học hỏi học thuyết kinh tế mới này, cần biết cáchtiết kiệm và biết cách tiêu tiền chứ tiêu kiểu đổ vào xây những công trình ngàn tỷ như tượng đài cho sự ngu dốt để phơi nắng mưa như Bảo tàng Hà Nội thì cầm bằng còn nghèo hơn!
Leave a Reply