Ôi, Hội thảo Việt Nam!

0 No tags Permalink

Giáo dục ở Việt Nam luôn là đề tài hot. Việc đào tạo ở các cấp báo chí nói nhiều rồi nhưng một mảng khác là nghiên cứu khoa học còn ít được biết đến. Đã có khá nhiều thắc mắc là Chính phủ VN đầu tư khá nhiều cho NCKH, trong đó có các Hội thảo cấp Quốc gia nhưng hiệu quả có được quá ít. Vậy số tiền đó được sử dụng thế nào? Xin cung cấp một ví dụ rất cập nhật như sau:

 

Ngày 31/8/2012 mình nhận được 1 email gửi từ VNU và cc cho khoảng 40 người khác như sau:

 

Kính gửi các tác giả

Được sự Ủy quyền của Ban tổ chức Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 về việc triển khai các hoạt động của Tiểu ban 3 – Tiểu ban Kinh tế – Xã hội. Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN trân trọng thông báo về việc gửi bản full của các bài nghiên cứu theo nội dung sau:

I.              Thời hạn hoàn thiện bản tóm tắt: trước ngày 10 tháng 9 năm 2012.  

Yêu cầu: Tóm tắt giới hạn trong khoảng 250-500 từ. Tóm tắt phải được viết bằng hai thứ tiếng là tiếng Anh (Tiếng Anh cần được check chính tả của người bản sứ) và tiếng Việt. BTC dự kiến tiến hành in 1 bản kỷ yếu riêng bao gồm các bản tóm tắt, do vậy, trong tóm tắt cần nêu rõ được nội dung, phương pháp nghiên cứu và những đóng góp của báo cáo cho học thuật hoặc thực tiễn (tham khảo tóm tắt gửi kèm) 

II.            Thời hạn gửi bài full: Trước ngày 30 tháng 9 năm 2012.  

Bài viết hoàn chỉnh (bản full) phải được viết với chất chuyên môn học thuật có hàm lượng khoa học cao, mang hàm ý đóng góp nhất định cho học thuật hoặc thực tiễn theo định hướng “Phát triển Kinh tế Việt nam trong hội nhập và Phát triển Bền Vững”

III.           Về thể thức bài viết, xin vui lòng tham khảo trên website của Hội thảo: http://www.vass.gov.vn/

Rất mong các tác giả lưu tâm và hoàn thiện theo đúng các thời hạn nêu trên. BTC sẽ không chấp nhận các bài được gửi đến sau thời gian như đã thông báo. Đặc biệt, những bài tóm tắt được gửi sau 10/9 cũng đồng nghĩa với việc bài toàn văn sẽ không được chấp nhận”.

 

 

Mình choáng quá, không biết là được mời hay là nhận lệnh viết bài nữa!  Mà bạn nhân viên Phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Phát triển của VNU chả phải sếp mình, cũng chả thấy ghi chức danh hay chức vụ gì, sao lại ra lệnh cho mình nhỉ? Chưa kịp trả lời gì vì là chiều thứ 6 thì ngay tối hôm ấy nhận được email của 1 bạn khác trong nhóm được mời viết bài như sau:

 

“Kính gửi BTC,

Cám ơn BTC Hội thảo, TB Kinh tế đã gửi thông báo về Hội thảo. Liên quan đến các thông báo này tôi có một vài suy nghĩ muốn chia sẻ với mong muốn Tiểu ban của chúng ta đạt chất lượng tốt nhất cả về phương diện tổ chức cũng như nội dung khoa học

1) BTC yêu cầu: “Tóm tắt giới hạn trong khoảng 250-500 từ. Tóm tắt phải được viết bằng hai thứ tiếng là tiếng Anh (Tiếng Anh cần được check chính tả của người bản sứ) và tiếng Việt”. Tôi chưa rõ yêu  tiếng Anh cần được check chính tả của người bản sứ cụ thể là gì:

– Các tác giả tự mình tìm người bản sứ để yêu cầu check?

– “Người bản sứ” ở đây nên được hiểu như thế nào? Là bất kỳ người bản sứ nào hay cần một qualify nào đó. Ví dụ như không phải bất cứ người Việt Nam nào cũng có thể hiệu đính được bài báo khoa học bằng tiếng Việt để tham dự Hội thảo Quốc tế. Chất lượng hiệu đính của người bản sứ được kiểm soát thế nào?

– Nếu yêu cầu từng cá nhân người viết tự tìm người “check chính tả” bản sứ tôi e rằng nó nằm ngoài khả năng của nhiều tác giả cả về phương diện kinh phí và phương diện tổ chức thực hiện, đặc biệt nếu người check chính tả phải là người có một trình độ ngôn ngữ đảm bảo cho các bài viết academic.  (Xin hỏi là yêu cầu “check chính tả của người bản sứ” như trên nguyên là yêu cầu của chung của Ban TC Hội thảo?)

Theo như tôi được biết trong các Hội thảo thông thường đây là khâu của BTC. Nếu BTC của chúng ta thực hiện việc này đề nghị thông báo lại rõ ràng cho các tác giả.

Nhân tiện, tôi cũng muốn nói là có lẽ từ “check chính tả” không phù hợp với thông báo của một Hội nghi có tầm cõ quốc tế. Nếu có thể đề nghị đổi là “hiệu đính” hoặc một từ gì đó tương tự.

Ngoài ra, trong một vài thư/thông báo lưu hành trong Trường (Quốc gia) tôi bắt gặp từ “Chân trọng”. Tôi rất băn khoăn, không biết có phải tiếng Việt mình giờ cho phép thế không. Tiếng Việt cơ bản trước đây phải là “Trân trọng”. Đúng thế không các Thầy, Cô và các Tác giả?

2) Kết quả nghiên cứu là một phần không thể thiếu trong Abstract (cho dù abstract chỉ 5-7 dòng), vì đây là abstract về một nghiên cứu đã thực hiện/’hoàn thành. Trong mẫu BTC Tiểu ban gửi cho các tác giả, tôi không thấy có phần báo cáo về kết quả nghiên cứu. Tôi đề nghị bổ sung. Tôi cũng xin gửi kèm theo đây một vài abstract của các tạp chí quốc tế chuyên ngành tôi vừa mới download về từ G-scholar. Có thể chúng chưa hẳn là chuẩn mực nhưng xin được gửi đây để mọi người cùng tham khảo. Hy vọng chúng hữu ích chút nào đó.

Chúc BTC Tiểu ban làm việc tốt và tổ chức thành công Hội thảo”.

 

 

Đến 11h  trưa nay thì nhận được 1 email của 1 bạn khác cũng rất đáng chú ý:

 

Chào tất cả các anh chị,

Vào đầu năm 2006, khi đang theo học tiến sĩ tại Australia  tôi có được trường Châu Á và Thái bình dương thuộc Đại học Quốc gia Australia, sau khi xem xét hồ sơ đã  trao tặng tài trợ toàn bộ (vé máy bay, ăn ở) để tham dự Hội thảo Quốc tế Việt nam Học (Vietnam Studies) thường niên của trường. Tôi thầy cách tổ chức của họ rất chuyên nghiệp và mang tính học thuật cao.  Trong khi đó tôi cũng nghe một số người bạn đã tham dự Hội thảo Việt nam học tổ chức tại Việt nam trước đó rất phàn nàn về cách tổ chức. Lúc đó tôi cũng bán tin bán nghi nhưng nay với trải nghiệm đầu tiên này thì có lẽ lời phàn nàn đó là đúng chăng?

1. Tôi đồng ý với ý kiến của chị X về việc không thể sử dụng người bản xứ để hiệu đính tiếng Anh cho tóm tắt của một bài tham luận “có tính   khoa học cao”  như chính thông báo của BTC Hội thảo  yêu cầu. Người bản xứ nói tiếng Anh như ở i Úc nếu không làm việc trong môi trường học thuật thì trung bình thi IELTS (chứng chỉ Quốc tế tiếng Anh của Đại học Cambridge) còn thấp điểm hơn  khá nhiếu so chúng tôi – các sinh viên quốc tế học Tiến sĩ tại Úc ( thường là 5.5  của bản “sứ”  so với 7 của nghiên cứu sinh không bản “sứ”!).

Tuy nhiên tôi cho vấn đề chính của việc để người bản xứ sửa lỗi chính tả  tiếng Anh không phải tiền (vì chỉ non nửa trang) mà làm như vậy chính BTC sẽ tự hạ thấp tính khoa học của hội thảo (vì tiếng Anh academic thì chỉ người chuyên về academic mới sửa được). Đồng thời cũng thiếu tôn trọng các học giả tham gia đã có trình độ tiếng Anh cao.

Thêm nữa về nguyên tắc Hội thảo nào cũng cần có ngân sách để dành cho việc hiệu đính trước khi xuất bản, nhất là xuất bản bằng ngoại ngữ và tôi được biết kinh phí cho Hội thảo Việt nam học khá dồi dào. Vấn đề là cách sử dụng ra sao thôi.

2. Về chính tả tiếng Việt thì hầu như thời nào cũng thế chỉ có thêm từ vựng mới thôi. Bản xứ và trân trọng là chuẩn, không cần bàn nữa cho mất thời gian..  3. Hội thảo chỉ mới khởi động và tôi hi vọng đây là sơ suất ngoài ý muốn chủ quan của những người đứng đầu BTC. Nhưng đây cũng không phải là chuyện nhỏ nên cũng đề nghị BTC nhanh chóng nghiêm túc  rút kinh nghiệm để  các bước tổ chức tiếp theo được tốt hơn, tạo ra được bước chuyển biến căn bản về uy tín của Hội thảo Việt nam học tại Việt nam”.

 

Nếu ở địa vị tôi, bạn có nhiều hy vọng về thành công của Hội thảo không nhỉ?

Chair 1 Hội thảo ở VNU năm 2011!

Chair 1 Hội thảo ở VNU năm 2011!

alt :

No Comments Yet.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *