Thứ trưởng cần có bằng ngoại ngữ????

0 No tags Permalink

 

Thu truong can co bang ngoai nguCông chúng đang xôn xao với dự thảoquy chế của Bộ Nội vụ, yêu cầu “thứ trưởng phải sử dụng được ít nhất 1 ngoại ngữthông dụng như Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, trình độ cao cấp bậc 6, hoặc sửdụng được tiếng Lào, Campuchia hoặc tiếng dân tộc thiểu số[1]. Chuyện này làm mình nhớ đến một chuyên ngụngôn phổ biến trong giới sinh viên khối kinh tế vài năm trước.

 

Một vị khách bướcvào gian hàng bán chim cảnh, thấy có rất nhiều lồng vẹt với đủ màu sắc, giốngloài, tư thế… trông rất vui mắt. Ông chủ ra chào, thông báo cửa hàng của ông cóđủ mọi loại vẹt rất thông thái. Khách chỉ vào một con vẹt trông nghiêm trang, sạchsẽ, hỏi: “Thế con này biết làm gì? Giábao nhiêu?” Ông chủ trả lời: “Con nàytốt nghiệp ĐH A, biết kế toán và vi tính, có thể lên kế hoạch kinh doanh bài bản,giá 5tr”. Khách lại chỉ vào một con vẹt khác trông màu mè, cảnh vè hơn đôichút, hỏi “Thế con này thì sao?”. Ông chủnói: “Ấy con này có bằng ĐH B, không những biết biết kế toán và vi tính mà còncó thể chào khách bằng tiếng Anh đấy. Giá những 10tr cơ”.

Lý do học ngoại ngữ của sinh viên

Lý do học ngoại ngữ của sinh viên

 

 

Và thế là mọi sinh viên đều đổ đihọc ngoại ngữ. Nhưng học tiếng gì thì mỗi thời mỗi khác. Trước khi người Phápvào VN, ngoại ngữ bắt buộc là chữ Nho, trong thứ bậc xã hội là “Sĩ, Nông, Công,Thương”, “Sĩ” luôn đứng hàng đầu với tiêu chuẩn phải am hiểu chữ thánh hiền làchữ Hán để còn thi đỗ làm quan. Nhưng đến đầu những năm 1930, khi người Phápchính thức đô hộ Việt nam thì các ông đồ phải “Vứt bút lông đi, giắt bút chì”, chuyển sang học tiếng Pháp. Nhà vănNguyễn Công Hoan từng kể, bà nội ông nghe ông ê a học tiếng Pháp đã cấm tiệt họccái thứ tiếng vô học, thô tục ấy, chữ thánh hiền không học mà toàn những “bố cu” (beaucoup – rất) với “đít cua (discours– diễn văn). Nhưng tiếng Pháp thời ấy là con đường để học sinh sau khi tốt nghiệp đượclàm thấy ký, thông ngôn, ông phán… với thu nhập khá hơn, ra khỏi thân phận bùnlầy nước đọng. Với trí thức, tiếng Pháp cũng là ngôn ngữ không thể thiếu để tiếpthu những kiến thức khoa học mới mẻ theo làn sóng Âu hóa tràn vào Việt Nam. Vìvậy quan chức và trí thức thời đó đều thành thạo tiếng Pháp. Nhờ đó họ đã tiếpthu được thành tựu văn minh phương Tây và đã có một số công trình đáng kể để lạicho con cháu đời sau. Những cái tên như Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Đào DuyAnh, Trần Đức Thảo, Tôn Thất Tùng, Nguyễn tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Khái Hưng,Thạch Lam…đều là những trí thức trưởng thành trong thời gian này và đều đã cónhững đóng góp đáng kể cho kho tàng tri thức Việt Nam.

 

Sau năm 1954, tiếng Nga trở thành ngoại ngữ phổ biếnnhất ở Việt Nam. Hàng năm có hàng ngàn người được cử đi đào tạo tại các nướcXHCN, mà chủ yếu là đi Nga. Các kỹ sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ được đào tạo trongthời gian này đã là nòng cốt trong các trường Đại học, các Viện Nghiên cứu và cảcác cơ quan bộ ngành từ Trung ương đến địa phương. Tiếng Nga đã trở thành ngônngữ của khoa học đối với người dân Việt lúc ấy, như một câu châm ngôn vui củagiới lưu học sinh: « Tiếng Nga làngôn ngữ của KH, tiếng Pháp là ngôn ngữ ngoại giao, tiếng Italia là ngôn ngữ củaâm nhạc, tiếng Anh là ngôn ngữ của thương mại còn tiếng Đức là tiếng để nói vớikẻ thù » (xin lỗi các bạn học tiếng Đức vì tiếng của các bạn nó lủng củngquá). Do mối quan hệ về ý thức hệ với « anh cả trong khối XHCN » việc biết tiếng Nga đã trở thành bắtbuộc như câu chuyện sau :

« Có hai quan chức VN sang Nga sát hạch, ông Abiết tiếng Nga, ông B không biết. Ông A biết tiếng vào trước, khi ra ông B hỏi :

–        Thế các thầy hỏi gì anh?

–        Đơn giản mà, họ hỏi 3 câu: 1/ Anh sinh năm nào?2/ Anh vào Đảng năm nào? 3/Là Đảng viên, anh có tin là có ma không?

–        Thế anh trả lời thế nào?

–        Câu 1 và 2 thì dễ rồi, còn câu thứ 3 thì tôi chỉbảo “Nhân dân thì bảo là có, Đảng thì bảo là không, còn tôi thì tôi không biết”.Thế là thầy cười, nói “Khơ ra sô”[2]rồi cho ra.

Ông B phấn khỏi lắm, nhờ ông A dịchcâu trả lời rồi học thuộc lòng. Nhưng oái oăm là ban kiểm tra lại hỏi theo ngượclại, thành ra ông vào Đảng từ năm 193x và sinh năm 194x. Ban kiểm tra hỏi lạimãi mà ông cứ một mực không thay đổi, bực quá, thầy hỏi “Anh có điên không mà lại trả lời thế?”. Ông B trả lời: “Nhân dân thì bảo là có, Đảng thì bảo làkhông, còn tôi thì tôi không biết”!!!

 

Nhưng đến khi Việt nam tiến hànhchính sách mở cửa thì tiếng Anh trở nên đắt hàng, người biết tiếng Nga lại savào hoàn cảnh ế ẩm như các ông đồ thời xưa. Lý do là vì sau Đổi mới, các ngànhkhoa học tự nhiên (là những ngành Liên Xô cũ và Nga sau này có chút thế mạnh)ít người theo học mà sinh viên chỉ đổ xô vào các ngành kinh tế, tài chính… lànhững ngành thuộc thế mạnh của phương Tây. Người Việt luôn quá tả, thành ra vớicác bậc bố mẹ, tiếng Anh trở thành chìa khóa mở cửa thiên đường cho con cái họ.Phụ huynh sẵn sàng đầu tư hàng triệu đồng/tháng để cho những đứa trẻ còn chưasõi tiếng Việt đi học tiếng Anh. Vốn không hiểu hệ thống thi cử của nước ngoài,họ yên trí những chứng chỉ TOEFL hay IELTS là bằng chứng tối thượng về khả năngcủa con cái họ mà không biết với hầu hết nghề nghiệp, ngoại ngữ chỉ là phươngtiện, không phải là chuyên môn. Hơn nữa, những chứng chỉ ấy chỉ chứng mình sựlưu loát tương đối của người thi, không bảo đảm khả năng viết hay tư duy của con cái họ. Nguy hại hơn nữa là trẻcon cứ tưởng mình có cái chứng chỉ ấy là nhất rồi nên nếu điểm học các môn khácmà kêm là tại giáo viên chứ không phải tại mình. Thành ra làm người Việt, sốngtrên đất Việt mà một bộ phận không nhỏ người Việt chỉ biết đánh giá người khácqua khả năng sử dụng tiếng Anh! Đành rằng trong thời buổi hội nhập QT, không biếttiếng Anh giống như người câm/mù chữ vậy nhưng không có nghĩa người câm/mù chữlà vô tích sự.

 

Chắc cũng vì ý thức được tầm quantrọng của ngoại ngữ nên Bộ Nội vụ mới đưa ra tiêu chuẩn thứ trường phải biếtngoại ngữ, bên cạnh những tiêu chuẩn như Yêu nướ,c yêu CNXH; không tham nhũng…(Có điều mình cũng hơi thắc mắc, ngoại ngữcó thể kiểm tra được chứ những tiêu chuẩn như “Yêu nướ,c yêu CNXH” thì làm saođo đếm được nhỉ?).

Theo quan điểm của mình, thế kỷ21 là thế kỷ của hội nhập, của kinh tế tri thức nên người lãnh đạo cần biết ngoạingữ, tiếng Anh là tốt nhất vì đó là ngôn ngữ giao tiếp phổ biến nhất trên thếgiới. Nếu không thì ít nhất cũng nên biết 1 trong 5 ngoại ngữ Bộ quy định vìngoại ngữ không chỉ là chìa khóa mở cửa vào một nền văn hóa khác mà còn dạy tamột cách tư duy khác. Ví dụ biết tiếng Anh ta sẽ thấy họ tư duy bình đẳng hơncác nước khác, không cần quá cầu kỳ trong cách xưng hô; tiếng Trung Quốc lạicho thấy tư duy tượng hình về đời sống… Biết ngoại ngữ dù chỉ chút ít sẽ giúpta phát âm tên đối tác chính xác hơn, tránh được chuyện làm họ phật lòng khi thấytên mình bị biến tướng quá đáng. Như Phó TT Vũ Khaon đã nói,” Phiên dịch là cầu nối với các nước khác. Nếucái cầu ấy ọp ẹp, bấp bênh, ván lát rơi ra thì quan hệ quốc tế có thể “thụtchân” chứ chẳng chơi”[3] Vìvậy, người học ngoại ngữ sẽ có tư duy cởi mở, dễ thông cảm và hợp tác với ngườikhác tốt hơn. Chưa kể việc biết ngoại ngữ sẽ giúp ta bớt phụ thuộc vào ngườiphiên dịch.

 

Từ kinh nghiệm bản thân, 100% nhữngtrường hợp mình phải dùng phiên dịch đều tìm thấy có sự khác biệt giữa ý củatác giả và bản dịch. Vì vậy, đã có câu “Dịchlà diệt”, muốn chất lượng công việc đảm bảo lãnh đạo có thể dùng phiên dịchnhưng cần có khả năng kiểm tra lại trình độ và tính chuyên nghiệp của phiên dịchđó, tức là cần có kiến thức ngoại ngữ nhất định. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh ViệtNam mới hội nhập và việc dạy ngoại ngữ của nhà trường còn khá hạn chế, “Hệ quả là học sinh (HS) học hết phổ thôngkhông nói được, người khác nói cũng… không hiểu gì[4],các quan chức lại trưởng thành từ thời bao cấp nên cần có một lộ trình tái đàotạo và bổ nhiệm phù hợp. Bộ Nội vụ có thể buộc cán bộ muốn được bổ nhiệm phải có TOEIC đạt trình độ tương ứng vớicấp bậc (nên theo chuẩn của quốc tế vì sẽ khách quan hơn và nên theo chuẩnTOEIC hơn là TOEFL hay IELTS vì đây là chuẩn ngoại ngữ cho người làm việc). Nếuđược như vậy, tương lai các quan chức Việt nam có thể đàng hoàng giao tiếp vớiquan chức năm châu không còn xa nữa và góp phần nâng cao vị thế Việt nam trêntrường quốc tế.

 

Chỉ mong lần này Bộ sẽ nghiêm túccân nhắc thực thi đề xuất này, đừng như việc Bộ Giáo dục lúc đầu quy định ThS,TS phải có chứng chỉ tiếng Anh Qt như TOEFL hay IELTs, sau vài năm lại lùi vềchứng chỉ châu Âu mà do cơ sở đào tạo tự tổ chức kiểm tra. Nếu cứ như vậy thìchúng ta lại quay lại câu chuyện mua vẹt ở đầu bài. Phần kết của câu chuyện làông khách hỏi: “Thế con vẹt nào cao giánhất ở đây?”, chủ quán liền đưa ra 1 con vẹt đang đứng rỉa lông trong lồng,“Con này đắt nhất, giá nó là 50 triệu”.Khách ngạc nhiên hỏi: “Thế nó biết làmgì?”, bụng nghĩ chắc nó phải có bằng TS, ThS gì đó, biết 2-3 ngoại ngữ…Nhưng chủ quán bảo, nó chẳng biết làm gì, chằng nói được ngoại ngữ nào nhưng đượccử là sếp của hai con kia!

[1] Thứ trưởng phải biết ít nhất 1 ngoạingữ 

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/181221/thu-truong-phai-biet-it-nhat-1-ngoai-ngu.html

   

[2]Trong tiếng Nga có nghĩ là “Tốt”.

   [3] Ông Vũ Khoan nói về nghề “thôngngôn” 

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-05-25-ong-vu-khoan-noi-ve-nghe-thong-ngon

 

[4] Học ngoại ngữ hết phổ thông: Học sinh nói không được,nghe… không hiểu! http://laodong.com.vn/xa-hoi/hoc-ngoai-ngu-het-pho-thong-hoc-sinh-noi-khong-duoc-nghe-khong-hieu-216881.bld

 

Các ngôn ngữ phổ thông trên thế giới

Các ngôn ngữ phổ thông trên thế giới

alt :

No Comments Yet.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *